Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Liên hoan phim Đức lần thứ 4

Liên hoan phim Đức lần thứ 4 khai mạc ngày 05/09 tại Hà Nội



Lần thứ 4 liên tiếp, Viện Goethe tổ chức Liên hoan phim Đức thường niên tại Việt Nam. Sau thành công của Liên hoan phim các năm trước với tổng cộng hơn 50.000 khán giả, năm 2013 Liên hoan sẽ tiếp tục diễn ra từ ngày 05/09 đến ngày 03/10. Tuyển tâp các bộ phim gây sức hút nhất của Đức sẽ được trình chiếu tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang và lần đầu tiên tại Thái Nguyên.

Cũng như mọi năm, Liên hoan phim Đức năm nay muốn mang lại cho khán giả Việt Nam cơ hội trải nghiệm những bộ phim mới nhất của Đức và khám phá những khía cạnh khác nhau của đất nước này qua màn ảnh với những bộ phim đã từng rất thành công tại các rạp trên khắp thế giới và các Liên hoan phim.

Năm 2013, các bộ phim Đức của những đạo diễn tên tuổi với sự tham gia của các diễn viên Đức nổi tiếng, tiếp cận những đề tài đương đại và lịch sử về gia đình và bản sắc, về tình yêu, cái chết, về tình bạn và tinh thần trách nhiệm. Mời Quí vị và các bạn xem trailer của Liên hoan để có thêm hình ảnh về các phim: http://www.goethe.de/ins/vn/han/vi11498962v.htm
 
Liên hoan phim 2013 hứa hẹn mang đến cho khán giả yêu phim và các gia đình những khoảnh khắc xem phim thú vị, xúc động và hào hứng với những bộ phim được lựa chọn đề tài đa dạng.

Vé xem phim được phát miễn phí. Ngoài ra Quí vị hãy cùng tham gia chương trình đố vui về phim của chúng tôi! Hãy trả lời chính xác các câu hỏi xung quanh các bộ phim của Liên hoan và nếu may mắn Quí vị sẽ dành được những giải thưởng có giá trị. Hãy ghé thăm trang mạng của Liên hoan, Quí vị sẽ tìm thấy các thông tin về chương trình chiếu phim tại tất cả các thành phố và phần đố vui: www.goethe.de/german-filmfestival-vietnam.de
 
Tại Hà Nội:
Địa điểm: Trung tâm chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Ba Đình
Vé miễn phí bắt đầu từ 12 giờ, ngày 29/08 tại Viện Goethe Hà Nội
 

05. Tháng Chín (thứ Năm)
19h00       Barbara (105 Phút) *
06. Tháng Chín (thứ Sáu)
19h45 Kinh cầu cho một người bạn (94 Phút) *
07. Tháng Chín (thứ Bảy)
16h00
19h45
Ngôi nhà của những con cá sấu (83 Phút) ***
Bốn ngày trong tháng Năm (97 Phút) *
08. Tháng Chín (Chủ nhật)
16h00
19h45
Hội nghị các loài thú (93 Phút) ***
Sáng (16+) (89 Phút) **
09. Tháng Chín (thứ Hai)
20h00 Điều còn lại (88 Phút) *
10. Tháng Chín (thứ Ba)
20h00 Giữa đường đứt gánh (109 Phút) *
11. Tháng Chín (thứ Tư)
20h00 Âm thanh quê hương –
Nước Đức cất lời hát!
(93 phút) *
 
(*) Tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt
(**) Tiếng Đức, phụ đề tiếng Việt
(***) Tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh, thuyết minh tiếng Việt

Phòng chương trình
Goethe-Institut Hanoi
56-58 Nguyen Thai Hoc | Hanoi | Vietnam
T | +84 4 3734 2251/52/53 | Fax: +84 4 3734 2254
F | www.facebook.com/pages/Goethe-Institut-Hanoi
W | www.goethe.de/vietnam


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/360-do-tin/Lien-hoan-phim-Duc-lan-thu-4-15660.html

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Một vài lời khuyên để chuẩn bị tốt cho kì thi DSH

Một vài lời khuyên để chuẩn bị cho kì thi DSH
Dưới đây là một số lời khuyên để chuẩn bị cho các kỳ thi DSH

Thi viết:


1. Bài nghe.
Để hiểu được nội dung của bài nghe  thì bạn cần phải có một lượng kiến thức cơ bản nhất định. Nội dung của những đoạn nghe này thường là các vấn đề thời sự hoặc các chủ đề đã được trao đổi trên các phương tiện truyền thông. Bởi thế bạn nên  thường xuyên đọc báo, xem các chương trình trên tivi hoặc nghe radio.
  • Bài nghe sẽ được phát hai lần. Lần đầu tiên đừng ghi chép gì hết mà hãy chỉ tập trung lắng nghe để có thể hiểu được ngữ cảnh của đoạn văn.
  • Ghi chú và gạch chân những từ khóa quan trọng trong lần nghe thứ hai.
  • Sau lần đọc thứ 2 thì bạn hãy ghi lại ngay các thông tin từ trí nhớ của bạn. Bên cạnh đó cũng nên chú ý tới các bài tập đc đưa ra.
  • Phân chia thời gian hợp lý, dành nhiều thời gian để đọc và cải thiện (Verbessern)
 
2. Đọc hiểu một đoạn văn bản với cấu trúc ngôn ngữ khoa học.
  • Đọc những câu hỏi cẩn thận.
  • Câu trả lời phải có sự liên quan chính xác với câu hỏi.
  • Không được phép trả lời câu hỏi bằng cách viết lại một câu hay một đoạn nào đó trong văn bản.
  • Chỉ được phép chọn một đáp án.
 
3. Viết một đoạn văn bản.
  • Đừng viết quá ít, những cũng đừng viết quá nhiều. (chú ý viết đủ những yêu cầu đề bài đưa ra)
  • Tập trung viết đúng chủ đề của đề bài, không viết lan man.
  • Hãy viết một đoạn văn bản hoàn chỉnh (thay vì chỉ sử dụng những từ khóa)
  • Phân chia thời gian hợp lý, dành nhiều thời gian để đọc và cải thiện lại đoạn văn. (Verbessern)
  • Có rất nhiều dạng bài viết khác nhau, ví dụ như điền vào chỗ trống, biến đổi cái bộ phận của câu, cụm từ, ngữ pháp,v.v…
 
Tổng kết:

  • Phân chia thời gian hợp lý.
  • Viết rõ ràng (đặc biệt là đoạn kết).
  • Chỉ được phép chọn một đáp án.
 
Thi vấn đáp

Bạn sẽ nhận được một đoạn văn bản nói về một chủ đề nào đó và phải thảo luận về chủ đề đó. Trước khi thi bạn có 20 phút để chuẩn bị. Bạn cũng phải đọc đoạn văn bản đó trước khi bắt đầu thi.
Tiêu chí đánh giá:
Phát âm.
Lý luận.
Từ vựng.
Trình bày đúng kiểu.
 


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Du-hoc-Duc/Mot-vai-loi-khuyen-de-chuan-bi-tot-cho-ki-thi-DSH-15659.html

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

​kết quả báo cáo sau chuyến đi (mở rộng) của CCT Đức (18.08 - 21.08.2013)

kết quả báo cáo sau chuyến đi (mở rộng) của CCT Đức (18.08 - 21.08.2013) do một TNV của CCT tổng kết và ghi lại. Báo cáo được làm chi tiết, tỉ mỉ. 2,5 tấn hàng đã được chuyển lên cho các em nhỏ vùng cao, trong đó CCT Đức đã trích quỹ tặng cho các em nhỏ trường Nậm Khòa 180 áo ấm, 180 đôi giày bata, 360 đôi tất và tủ sách Cầu Vồng cũng đã tài trợ cho các em trường Trường Thcs Nậm Khòa 88 bộ sách giáo khoa, đồ dùng học tập 140 bộ và 1840 quyển vở. Dù không được trực tiếp đi cùng mọi người trong chuyến đi này nhưng mình đã có may mắn được sát cánh cùng đoàn từ khâu chuẩn bị cho đến khi đoàn trở về Hà Nội an toàn. Một cảm xúc thật khó tả.

 
Mình nhớ 2 trước ngày đoàn xuất hành, Đại sứ Phong vẫn còn đang ở Huế, giày cho các em thì chưa được mua, mà cũng không biết cỡ chân của các em như thế nào để mua cho đúng, đành dựa vào danh sách học sinh các khối do thầy hiệu trưởng cung cấp rồi tính tính toán toán. Áo của các em thì sát ngày đi vẫn chưa kịp thêu hết logo của CCT Đức vào hay 1,5 tấn sách giáo khoa (nhiều hơn dự kiến) và bao nhiêu là đồ dùng học tập, vở viết mà CCT Đức nhận được từ tủ sách Cầu Vồng giữa ngày Hà Nội nắng nóng mà TNV thì không đủ để giúp trong khâu phân phối sách, mình đã phải cuống lên, nhưng ơn trời, mọi thứ cuối cùng đều đã tốt đẹp. Hàng đã được gửi theo xe lên Nậm Khòa một ngày trước khi các TNV xuất phát, các TNV cũng đã trở về bình an. Các bạn có thể xem chi tiết ở bản báo cáo này về những hoạt động của CCT Đức trong chuyến đi vừa rồi 

BAO CAO SAU CHUYEN DI ( vol 4).pdf
Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Com-co-thit/ket-qua-bao-cao-sau-chuyen-di-mo-rong-cua-CCT-Duc-18-08-21-08-2013-15658.html

Trường Đại học Tổng hợp Trier là một trong 100 "Địa danh đặc biệt" của Đức

Để hưởng ứng và cổ động cho các hoạt động nói trên, đầu tháng 8 vừa rồi đã diễn ra cuộc dạo bộ từ Toà thị chính (Rathaus) tại trung tâm Thành phố Trier đến Trường Đại học Trier. Tham gia cuôc dạo bộ có: ông Klaus Jensen , Thị trưởng  (Oberbürgermeister) Thành phố Trier, Giáo sư Tiến sỹ Michael Jäckel, Hiệu trưởng (Präsident) trường Đại học Trier,   Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Thoại, Khoa Toán học ĐH Trier (GS Thoại là Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn LB Đức) và một số đại diện sinh viên.  Cuộc dạo bộ với quãng đường hơn 6 km, đi qua những công viên diễm lệ, những công trình kiến trúc cổ đại kỳ vĩ của thành phố cổ nhất nước Đức trên 2 ngàn năm tuổi, vượt qua những đồi nho nhấp nhô,  mướt xanh  trong mùa kết trái và kết thúc trong khuôn viên Đại hoc Trier sau khoảng một giờ rưỡi.
Từ trái sang: Ông Thị trưởng K. Jensen, GS  M. Jäckel, Hiệu trưởng ĐH Trier và GS N.V. Thoại tại Palastgarten - Công viên chính của Trier

Trong buổi gặp gỡ sau cuộc dạo bộ, GS Thoại đã có dịp đề đạt với ngài Thị trưởng thành phố một số vấn đề liên quan đến cuộc sống và sự hội nhập của bà con người Việt vùng Trier nói riêng và Tiểu bang  Rheinland-Pfalz nói chung. Ngài Thị trưởng thành phố có vẻ hơi ngạc nhiên khi biết rằng có nhiều người gốc Việt sống trong vùng như vậy. Ông cười, có thể tối nay sẽ nói chuyện với bà Thủ hiến Tiểu bang, (Thủ hiến Tiểu bang  Rheinland-Pfalz, bà Maria Luise Anna "Malu" Dreyer là phu nhân của ngài Thị trưởng). GS Thoại gợi ý, trong chuyến công tác của ông Thị trưởng sắp tới tại Châu Á, ông, bà có thể ghé thăm Hà Nội vài ngày. Ông Jensen cho rằng, đó là một ý kiến "không tồi", sẽ được tính đến.

Ông Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Trier cũng đã trao đổi với GS Thoại về khả năng hợp tác với Liên hiệp người Việt toàn LB Đức trong việc giới thiệu, quảng bá Đại học Trier đối với sinh viên Việt Nam, đặc biệt là về các ngành học  rất "đắt hàng" như:

- Khoa học luật pháp (Rechtswissenschaften)
- Khoa học kinh tế (Wirtschaftswissenschaften)
- Toán học ứng dụng (Angewandte Mathematik/Wirtschaftsmathematik)
- Tin học, Tin học Kinh tế (Informatik/Wirtschaftsinformatik)
- Môi trường - Sinh thái (Umweltbiowissenschaften)
- Tâm lý học (Psychologie)
- Sư phạm (Lehramt)
- Truyền thông – Giao tiếp  (Medien-Kommunikation)

Campus của Đại học Trier gồm hai khu, trải dài trên một khu đất 110 ha với những toà nhà  hiện đại, được thiết kế độc đáo, mang sắc thái rất riêng,  hài hoà cùng cảnh quan thiên nhiên  tuyệt vời của một vùng đồi nho nhấp nhô ven đô.  Đại học Trier không chỉ nổi tiếng về kiến trúc cảnh quan độc đáo, mà còn được nhiều người trong và ngoài nước biết đến và có nhiều ấn tượng tốt nhờ "bộ óc" rất hoàn hảo và cái "dạ dầy" rất dễ thương. Bộ óc của trường, ấy là hệ thống thư viện. Có thể nói, thư viện của Đại học Trier thuộc loại tốt nhất của Đức. Tuyệt vời cả về hình thức lẫn nội dung. Tài liệu, sách báo khoa học  rất phong phú, được bố trí theo một hệ thống thư viện  hiện đại nhất, rất đầy đủ và tiên lợi cho người sử dụng.  Hệ thống nhà ăn (Mensen) và Kantinen giữ vai trò "dạ dày" của trường. Đại đa số thầy trò và khách mời của trường đều tỏ ra hài lòng. Nhà ăn sạch, đẹp, với đồ ăn phong phú, ngon miệng, giá "hữu nghị"  là những ưu điểm rất "dễ thương" và thực sự là nơi gặp gỡ, giao lưu lý tưởng của mọi người trong những giờ nghỉ trong trường. GS Thoại bật mí, thỉnh thoảng ông vẫn đưa người thân và bạn bè đến Mensa để "chiêu đãi trọng thể" và giới thiệu  cảnh quan của trường.

Sau đây, xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh của ĐH TH Trier, một trong 100  "Địa danh đặc biệt"  của nước Đức.
Bài và ảnh: từ các nguồn của Trung tâm thông tin và tư liệu ĐH Trier.
(Theo Lienhiepnguoiviet.com)

Campus I của trường nhìn từ trên cao


Thư viện - Bộ óc của trường nhìn từ bên ngoài


Một góc bên trong thư viện


Một trong 13 giảng đường chính


Một góc vườn trường


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Du-hoc-Duc/Truong-Dai-hoc-Tong-hop-Trier-la-mot-trong-100-Dia-danh-dac-biet-cua-Duc-15657.html

Dự án âm nhạc Việt Nam - châu Âu trình diễn tại Köln

Osmosis - tạm dịch "Thẩm thấu" là một dự án kết hợp nghệ thuật  " Ca trù", " Hát xẩm", " Hát văn" , " Ngâm thơ"  của Việt Nam và âm nhạc Châu Âu đương đại, ngẫu hứng theo cấu trúc. Hai buổi biểu diễn của dự án "Thẩm thấu" sẽ diễn ra vào tháng 9 mùng 7 tại LOFT và mùng 8 tại Kunsthaus Rhenania thành phố Köln trong khuôn khổ Liên hoan STROM dành cho âm nhạc đương đại thể nghiệm.

Dự án "Thẩm thấu" là một nhịp cầu thời gian và địa lý, nó đưa âm nhạc dân tộc từ một góc nhìn hiện đại tới với những người con xa xứ, đặc biệt là thế hệ trẻ; giới thiệu nét đẹp của ngôn ngữ và âm nhạc Việt Nam tới bạn bè quốc tế ; đồng thời mang âm nhạc đương đại thể nghiệm vốn còn xa lạ ngay cả với người dân châu Âu, tới gần hơn với công chúng yêu nhạc.

Dự án được khởi xướng bởi Cao Thanh Lan, hiện đang theo học khóa Master chuyên ngành âm nhạc Piano đương đại tại trường Hochschule für Musik und Tanz Köln, trường nhạc lâu đời và lớn nhất tại châu Âu. Là một người lớn lên trong một gia đình làm âm nhạc truyền thống, những làn điệu cổ đã thấm nhuần trong cô một cách vô thức. Nhưng càng được đi học đây đó về âm nhạc hàn lâm cổ điển của châu Âu, cô lại càng ý thức được cái hay và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam. Cô là người biên đạo dàn dựng và thành lập nhóm thực hiện dự án gồm các nghệ sĩ xuất sắc đến từ Đức, Áo, Tây Ban Nha và Kazachstan. Ca sĩ Kim Oanh đến từ Hà Nội - nhân vật chủ chốt của dự án, là người đã gắn bó hơn 40 năm với âm nhạc dân tộc Việt Nam, đã theo học nhiều nghệ nhân quốc gia trong đó phải kể đến nghệ nhân ca trù Quách Thị Hồ và nghệ nhân cải lương Kim Sinh.



Nhóm thực hiện dự án "Thẩm thấu" sẽ rất vui mừng khi được sự ủng hộ của công chúng yêu nhạc nói chung và đặc biệt là được thấy những gương mặt Việt Nam trên hàng ghế khán giả.

Dưới đây là thông tin chi tiết về hai buổi biểu diễn tại thành phố Köln:

07/09/2013 - 20:30 - tại LOFT / 2ndfloor e.V.
Hans-Martin Müller, Wissmannstr. 30, 50823 Köln

Thông tin chi tiết: http://www.loftkoeln.de/index.php?id=30&no_cache=1&tx_ttnews%5Btt_news%5D=1262

08/09/2013 - 17:30 - tại Kunsthaus Rhenania - Bayenstr. 28 - 50678 Köln
Chi tiết: http://www.stromfestival.de/index.php?id=9

Các nghệ sĩ tham gia dự án:

- Ca sĩ Kim Oanh đến từ Hà Nội

- Cao Thanh Lan - Piano, Nhạc cụ gõ Việt Nam
- Sergej Maingardt - Âm nhạc điện tử (xử lý tức thời)
- David Hernandez Deniz - Nhạc cụ gõ
- Gregor Siedl - Saxophone, Flute, Game Calls
Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Van-nghe-The-thao/Du-an-am-nhac-Viet-Nam-chau-Au-trinh-dien-tai-Koeln-15656.html

Tôi chỉ biết học hỏi ý chí của loài Kiến


 
Phóng viên Kiều Oanh (VTC10) phỏng vấn Nhà văn Thế Dũng
Giám đốc NXB VIPEN (www.vipen.de) tại CHB Đức (dành cho Chuyên mục Người Việt ở năm châu)

 
Lý do tại sao ông thành lập nhà xuất bản VIPEN?

Trước hết là vì tôi hy vọng qua những cuốn sách người Đức và người Việt sẽ dần dà  thấu hiểu nhau một cách sâu xa hơn. Và cũng bởi vì đã và đang xuất hiện nhiều cây bút viết văn làm thơ trong cộng đồng người Việt ở Đức và Châu Âu. Ngẫm lại, sự xuất hiện của VIPEN giống như một tiên cảm, một nhu cầu  giao lưu văn hóa  của người Việt ở Đức, trước tiên là nhu cầu là nguyện vọng của cá nhân tôi, sau đó là của bạn tôi- Tiến sĩ Peter Knost.

Ông đã truyền bá, giới thiệu văn học Việt Nam cho các thế hệ thứ 2, thứ 3 ở Đức như thế nào?
- Trong việc này,  VIPEN - một nhà xuất bản tư nhân bé nhỏ chỉ  mới làm được vô cùng ít ỏi nếu như không nói là hầu như chưa làm được gì đáng kể.
Hiên tại, ông đang có dự án dịch những cuốn sách tiếng Việt sang tiếng Đức để giới thiệu văn chương Việt Nam với bạn bè Đức. Ông có thể giới thiệu qua về dự án này của ông?
- Đây là dự án nhiều tham vọng và khó thực hiện nhất. Vì chúng tôi thiếu một lực lượng cộng tác viên là những dịch giả văn chương chuyên nghiệp dịch trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Đức. Tôi đã có dịp trình bày về nan đề này trong một tham luận tại Hội nghị Giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài ở Hà Nội vào hồi tháng 01 năm 2010. Hy vọng  các dịch giả người Đức gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 sẽ làm nên nhiều chuyện trong dự án này.

Dự án đưa sách Việt Nam sang Đức có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng người Việt tại Đức?
- Tất nhiên dự án này  có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự giao lưu văn hóa Việt - Đức. Tuy nhiên,chúng tôi không thể một mình cáng đáng dự án. Có nhiều tổ chức, hội đoàn và các Công ty văn hóa ở trong và ngoài nước có nhiều năng lực hơn chúng tôi.Chúng tôi hy vọng có những hợp tác hiệu quả với họ.Năm 2010 và năm 2011, VIPEN đã hợp tác với NXB Lao động ra được 2 đầu sách tại Việt Nam là cuốn Những con bệnh khó chiều của Marcel Reich-Ranicki và Trường ca Lục Bát Lên Đồng của Thế Dũng. Mới đây tôi đã gặp gỡ đại diện của NXB Trẻ ở TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi hy vọng VIPEN & NXB trẻ sẽ có một tủ sách tương tự như tủ sách cánh cửa mở rộng do Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt chủ trương.

Ngoài dự án giới thiệu những ấn phẩm từ Việt Nam sang Đức, trong tương lai ông có kế hoạch gì cho sự giao thoa giữa hai nền văn hóa ?
- Chúng tôi muốn có cơ hội giới thiệu những tác giả, tác phẩm đương đại tiêu biểu của Việt Nam với độc giả Đức và ngược lại. Mặc dù được nhiều nhà văn Đức, nhà văn Việt ủng hộ, nhưng phải thú thật là hiện nay việc này hoàn toàn là một công việc quá sức đối với riêng VIPEN. Tôi hy vọng với sự hợp tác với các NXB  và các tổ chức văn hóa ở trong nước và nước ngoài để rốt cuộc VIPEN có thể trở thành là một nhịp cầu văn hóa có sức kết nối đa phương.

Ông vừa là giám đốc của nhà xuất bản và phát hành sách VIPEN, vừa là một dich giả, ông lựa chọn dịch những cuốn sách như thế nào để giới thiệu cho cộng đồng người Việt tại Đức?
- Những ấn phẩm dịch  gần đây nhất của VIPEN đều đã được chúng tôi khởi sự dịch từ mười năm về trước. Chúng tôi có ý chọn những cuốn sách mà các NXB trong nước chưa kịp để mắt đến đồng thời  nội dung các cuốn sách đó không chỉ có ích cho  cộng đồng người Việt tại Đức và Châu âu  mà còn có ich đối với bạn đọc ở trong nước.

Nhiều cuốn sách mà ông dich cũng đã được xuất bản , vậy ông có thể giới thiệu với độc giả về những cuốn sách này?
- Mới đây, chúng tôi chủ trương xuất bản 3 dịch phẩm: Biên niên sử của cách mạng, Sống hay là bị sống, Những tuần trăng cuối cùng của CHDC Đức là để giới thiệu với bạn đọc Việt về giai đoạn chuyển hóa của 2 nước Đức thành một nước Đức thống nhất trong thời kỳ trước và sau ngày 03.10.1990.


Ngoài ra, với  dịch phẩm Những con bệnh khó chiều, VIPEN muốn cung cấp cho bạn đọc Việt Nam 12 chân dung của 12 nhà văn viết tiếng Đức quan trọng nhất trong thế kỷ XX và chân dung: Marcel Reich-Ranicki, một nhà phê bình lớn, thường được mệnh danh là Giáo hoàng của văn chương Đức. Bên cạnh đó, dịch phẩm Vua Trắng của dịch giả Trương Đức, hiện đang sống ở Budapest cũng khiến cho độc giả của VIPEN nhận thức được về một tuổi thơ Rumany cay đắng qua tiểu thuyết lừng danh của một nhà văn Hungary.

Liệu rằng những cuốn sách mà ông giới thiệu cho cộng đồng Việt Nam tại Đức có thể giúp họ tiếp cận rõ hơn về nền văn học của Việt Nam?
- Cộng đồng Việt Nam tại Đức chỉ  có thể tiếp cận rõ hơn về nền văn học Việt Nam thông qua các ấn phẩm của các nhà xuất bản lớn ở trong nước. Những ấn phẩm của VIPEN chỉ là sự bổ sung nhỏ  bé nhưng cần thiết cho bức tranh văn chương Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là ở Đức. Hy vọng tập truyện ngắn và tản văn Không bao giờ thành sẹo của nhà văn Đỗ Trường và Tuyển tập nhiều tác giả Thơ Việt ở Đức do VIPEN xuất bản và phát hành vào quý IV năm 2013 sẽ mang lại cho bạn đọc Việt  ở trong nước cũng như ở nước ngoài những niềm xúc động ngạc nhiên về sức sống bền bỉ mãnh liệt của văn chương Việt ở xứ người. Và đương nhiên, rồi đây,không chỉ các nhà văn Đức mà chính các cây bút xuất sắc của cộng đồng người Việt ở Đức sẽ là những dưỡng chất tạo nên sự đặc sắc của NXB VIPEN.

Cộng đồng người Việt sinh sống tại Đức rất là nhiều, vậy nhà xuất bản VIPEN đã làm thế nào để đáp ứng được những nhu cầu đọc rất lớn của người Việt tại Đức?
- Trước nhu cầu lớn  này, tôi chỉ biết  học hỏi ý chí của loài Kiến. Chúng tôi  âm thầm chuẩn bị cho sự ra đời của từng đầu sách một cách kiên nhẫn.
 
Cảm ơn nhà văn Thế Dũng
 
Hà nội 14.08.2013

Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Ban-doc-viet/Toi-chi-biet-hoc-hoi-y-chi-cua-loai-Kien-15655.html

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Thi dự bị tháng 11/2013 Studienkolleg Hamburg tổ chức

Thông báo về việc đăng ký thi Dự bị Đại học tại Trường Dự bị Đại học Hamburg (Studienkolleg Hamburg - STK HH) tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh:

Dựa vào kinh nghiệm của các đợt thi vừa qua, chúng tôi muốn nói rõ hơn:

  • Mỗi ứng viên có thể tự tải bộ hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường Dự bị Đại học Hamburg tại đây: www.studienkolleg-hamburg.de/downloads/#bewerbung ("Antrag auf Zulassung" và "Lebenslauf")
  • Bộ hồ sơ đã điền xong đầy đủ, kèm theo các giấy tờ liên quan theo đúng yêu cầu của STK HH (chưa cần Chứng nhận APS nếu tháng 10.2013 thi TestAS 016!) được gởi tập trung bằng bưu điện hay nộp trực tiếp về VPĐD DAAD Hà Nội trong một phong bì trước ngày 23.09.2013 (nên nộp sớm để có thể bổ sung nếu còn thiếu sót) theo quy cách sau:

VPĐD DAAD Hà Nội - STK Hamburg
Trung tâm Việt-Đức
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đường Đại Cồ Việt/Trần Đại Nghĩa
Hà Nội

  • Lệ phí: tạm thu 120.000 VND (trực tiếp hay thông tin chuyển khoản sẽ có sau)
  • Ngay sau khi có Chứng nhận APS và kết quả TestAS (cuối tháng 11.2013) nộp một bản cho VPĐD DAAD Hà Nội để chuyển sang Hamburg.
  • STK HH sẽ thông qua VPĐD DAAD Hà Nội thông báo cho các ứng viên đạt yêu cầu và được chấp nhận để tham gia kỳ thi vào cuối tháng 11.2013 (dự kiến 30.11.2013) tại Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh.
  • Các đối tượng được đăng ký dự thi vào STK HH như sau:
  1. SV chưa học hoặc học ít hơn 2 năm Đại học tại Việt Nam.
  2. SV đã học được 2 năm Đại học hoặc nhiều hơn và muốn tiếp tục học trong cùng nhóm ngành đang học có thể đăng ký nhập học trực tiếp tại một Trường Đại học. Những SV này không được đăng ký dự thi vào STK HH.
  3. SV đã học được 2 năm Đại học hoặc nhiều hơn và không muốn tiếp tục học trong cùng nhóm ngành đang học (tức chuyển/đổi nhóm ngành học) được đăng ký dự thi vào STK HH.
  4. SV đã Tốt nghiệp Đại học không được đăng ký dự thi vào STK HH, kể cả nếu muốn chuyển/đổi nhóm ngành học.

Hướng dẫn diền mẫu đơn và các thông tin khác

Hướng dẫn chung và các điều cần lưu ý khi điền đơn và khi đăng ký thi vào Trường Dự bị Đại học Hamburg (STK HH):

Lưu ý: Do STK HH dự kiến sẽ thi vào ngày 30.11.2013 mà đầu tháng 01.2014 sẽ nhập học, nên nếu đạt được kỳ thi và được nhận vào học thì khoảng thời gian từ lúc nhận kết quả đến ngày nhập học có thể sẽ không đủ để làm thủ tục xin Visa tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi khuyên nên nộp thêm đơn vào (những) Trường khác để xúc tiến quá trình xin Visa sớm hơn.

Sớm tiến hành việc tìm nhà, tìm chổ ở tại Hamburg (www.studierendenwerk-hamburg.de).

Những tài liệu được liệt kê sau đây cần phải được nộp (danh sách này dịch lại từ bản gốc – chỉ mang tính tham khảo):

  • Mẫu đơn được điền đầy đủ và có ký tên (mẫu "Antrag auf Zulassung zum Studienkolleg - Kurse für deutsche und ausländische Studienbewerberinnen und -bewerber")
  • Lý lịch tự thuật được điền đầy đủ và có ký tên
  • Tấm hình (ảnh) được chụp không quá 06 tháng dán vào mẫu đơn
  • Bản sao chứng thực Hộ chiếu đầy đủ (các trang có nội dung: thường là các trang: bìa, 1, 2 và 3)
  • Bản sao chứng thực Bằng Tốt nghiệp THPT tốt nhất là Giấy Chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời
  • Bản dịch (tiếng Đức) công chứng Bằng Tốt nghiệp THPT hoặc Giấy Chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời
  • Bản sao chứng thực Giấy báo trúng tuyển Đại học hoặc Giấy báo trúng tuyển nhập trường có liệt kê các điểm thi
  • Bản dịch (tiếng Đức) công chứng Giấy báo trúng tuyển Đại học hoặc Giấy báo trúng tuyển nhập trường có liệt kê các điểm thi
  • Bản sao chứng thực Giấy báo nhập học
  • Bản dịch (tiếng Đức) công chứng Giấy báo nhập học
  • Bản sao chứng thực Bảng điểm các năm Đại học đã học
  • Bản dịch (tiếng Đức) công chứng Bảng điểm các năm Đại học đã học
  • Chứng nhận APS gốc (có thể nộp bổ sung sau)
  • Kết quả TestAS (có thể nộp bổ sung sau: bản PDF)
  • Các Chứng nhận, Chứng chỉ tiếng Đức được chứng thực

Lệ phí: Chúng tôi sẽ tạm thời thu 120.000 VND cho mỗi một bộ Hồ sơ để có thể gởi Hồ sơ và sau này Chứng nhận APS và kết quả TestAS bằng đường nhanh nhất như có thể (bằng DHL) sang Hamburg. Nếu thiếu tiền, chúng tôi sẽ truy thu, nếu dư chúng tôi sẽ trả lại.

Hướng dẫn điền mẫu đơn *chỉ mang tính tham khảo*:

  • Điền đầy đủ (2 trang của mẫu đơn + 2 trang lý lịch) và sử dụng chữ IN
  • Nhớ dán tấm hình vào
  • Chọn khóa học và năm học

1. Khóa học muốn học tại Trường Dự bị Đại học (phải trùng với chỉ định của APS):

  • G-Kurs: các ngành Nhân văn học, Ngôn ngữ học và Nghệ thuật
  • M-Kurs: các ngành Y học, Sinh học
  • T-Kurs: các ngành Kỹ thuật, Toán học và Khoa học Tự nhiên
  • W-Kurs: các ngành Kinh tế học và Xã hội học

Chỉ được chọn một Khóa học duy nhất!

1.1 Bạn cho chúng tôi biết, sau này Bạn sẽ dự định chọn Khóa học hay ngành nào tại Trường Đại học?
1.2 Bạn có cho uni-assist (không phải APS!!) thẩm định bằng cấp chưa? Nếu có, kèm theo giấy xác nhận (người ở Việt Nam thì thường là chưa!)
1.3 Bạn đang hay đã học Studienkolleg tại Đức? (Nếu có, tên thành phố và khoảng thời gian)
1.4 Bạn đã tham gia kỳ thi ngôn ngữ đầu vào Studienkolleg hay Feststellungsprüfung? (Nếu có thì lúc nào, ở đâu, bao nhiêu lần, đỗ hay trượt)

  • Thi ngôn ngữ đầu vào Studienkolleg
  • Feststellungsprüfung

1.5 Trong quá khứ, Bạn có bị từ chối nhận vào STK Hamburg chưa? (nếu có, lúc nào và lý do)
1.6 Bạn có học tiếng Đức? (Lưu ý phần Lý lịch và kèm theo các giấy xác nhận, chứng chỉ)

2. Thông tin cá nhân (theo thông tin trong Hộ chiếu)

  • Tên (tức họ)
  • (Nhũ danh nếu có)
  • Tên gọi
  • Giới tính: nữ/nam
  • Tình trạng gia đình (xem phần lý lịch)
  • Ngày tháng năm sinh và Nơi sinh
  • (Các) Quốc tịch

Địa chỉ liên hệ tại Đức

  • c/o (ở nhờ tại)
  • Đường
  • Mã Bưu điện/Thành phố
  • Điện thoại
  • eMail

Nếu thay đổi địa chỉ thì phải thông báo bằng văn bản nhanh như có thể

Mặt sau:

3. Các thông tin khác
3.1 Bạn có Quốc tịch Đức

  • Có, từ lúc sinh ra
  • Có, từ…
  • Không

Nếu được nhập tịch, kèm Chứng nhận Nhập tịch được sao y.

3.2 Bạn đang ở Đức?

  • Không
  • Có, từ…

Nếu là người nước ngoài đang ở Đức, Bạn kèm theo bản sao Phép lưu trú

3.3 Là người nước ngoài, Bạn có được chấp nhận tỵ nạn ở Đức

  • Không
  • Có, kèm theo bản sao xác nhận

3.4 Bạn là người tỵ nạn

  • Không

Thành phố ___ Ngày, tháng, năm ___ Chữ ký và ghi rõ Họ, tên ___

Phần Lý lịch (Lebenslauf):

Thông tin cá nhân:

  • Họ (như trong Hộ chiếu)
  • Tên (như trong Hộ chiếu)
  • Ngày, tháng, năm sinh ___ tại ___
  • (Các) Quốc tịch
  • Tình trạng gia đình: đã có gia đình ___ độc thân ___

Địa chỉ liên hệ tại Đức

  • c/o (ở nhờ tại)
  • Đường
  • Mã Bưu điện/Thành phố
  • Điện thoại
  • eMail

Địa chỉ nhà (ở Việt Nam), ghi thêm số điện thoại và eMail ở Việt Nam để liên hệ!

Đào tạo Phổ thông ở nước ngoài (tức Việt Nam):
Từ ___ Đến ___ Nước, Thành phố và tên Trường

Bằng Tốt nghiệp và năm Tốt nghiệp: (ví dụ: Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học)

Kỳ thi Tuyển sinh Đại học:
Vào ngày/tháng/năm ___ Nước, Thành phố và Trường thi ___

Tôi đã từng học Đại học: Nếu có thì kèm theo bản sao các Giấy tờ/Chứng chỉ học tập nếu chưa kèm theo đơn xin đăng ký thi.

  • Không

  • Từ ___ đến ___ Học kỳ ___ Nước/Thành phố và tên Trường Đại học ___

Thi ngôn ngữ đầu vào Studienkolleg (các thông tin về các Khóa học tiếng, Chứng chỉ tiếng thì mặt sau)
Lúc nào ___ Tên và Thành phố của đơn vị ___

Các Trường, Trường Dự bị và Trường Đại học đã học tại Đức
Từ ___ đến ___ Tên và Thành phố của đơn vị/Trường

Thành phố, ngày/tháng/năm ___ Chữ ký và ghi rõ Họ, tên ___

(Mặt sau)

Tên khóa học ___ Tổng các tiết học ___ Bằng cấp/Chứng nhận ___

Lưu ý là chia ra Sơ cấp (A), Trung cấp (B) và Cao cấp (C)



Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Thong-tin-du-hoc/Thi-du-bi-thang-11-2013-Studienkolleg-Hamburg-to-chuc-15647.html

Quy trình mới khi đăng kí học bổng nghiên cứu DAAD

Bắt đầu từ ngày 15.07.2013, tất cả các ứng viên xin Học bổng Nghiên cứu (cả trên và dưới 6 tháng) đều phải vào địa chỉ https://portal.daad.de/irj/portal xem hướng dẫn và đăng ký online. Sau đó, in toàn bộ hồ sơ ra và nộp 7 bản cho DAAD Hà Nội.
Các Học bổng khác vẫn làm theo quy trình cũ cho đến khi có thông báo của DAAD.


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Kinh-nghiem-chia-se/Quy-trinh-moi-khi-dang-ki-hoc-bong-nghien-cuu-DAAD-15653.html

Thể lệ giải giao lưu cầu lông sinh viên Việt Nam tại Đức 2013


THỂ LỆ GIẢI GIAO LƯU CẦU LÔNG SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI ĐỨC 2013

I. Mục đích
  • Tăng cường sự đoàn kết, giao lưu học hỏi giữa thanh niên - sinh viên Việt Nam trên toàn nước Đức.
  • Khuyến khích SV tham gia các hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học.
II. Đối tượng tham dự

Tất cả anh chị em LHS-SV Việt Nam đang học tập và nghiên cứu trên toàn nước Đức (xin vui lòng mang theo thẻ sinh viên, bản photo hợp đồng làm việc với nhà trường hoặc viện nghiên cứu, giấy tờ tùy thân hoặc được bảo lãnh bởi một LHS-SV Việt Nam)

III. Nội dung thi đấu và điều lệ giải


1. Nội dung thi đấu gồm: đôi nam và đôi nam nữ
2. Mỗi vận động viên được đăng kí tham gia 2 nội dung
3. Nếu anh chị em nào muốn tham gia nội dung đôi mà không có người đánh cùng thì gửi yêu cầu tìm người đánh cùng tới ban tổ chức. Chúng tôi có trách nhiệm và làm trung gian để giới thiệu người đánh cùng cho anh chị em
4. Luật thi đấu: theo luật cầu lông hiện hành.
5. Ban tổ chức chỉ tổ chức thi đấu nếu có từ 3 đội đăng kí trở lên. Tùy số lượng vận động viên tham gia, ban tổ chức sẽ quyết định chia bảng, đấu loại trực tiếp hay đấu vòng tròn.
6. Mỗi vận động viên có trách nhiệm làm trọng tài nếu ban tổ chức yêu cầu.
7. Cầu thi đấu: cầu nhựa (nếu 2 đội muốn đánh cầu lông thì có thể thỏa thuận với nhau và tự dùng cầu của chính mình)
 
IV. Thời gian và địa điểm tổ chức giải


1. Hạn cuối cùng đăng kí: 21h00 ngày 31/08/2013. Vận động viên gửi đăng kí qua email minhdinh_dkh@yahoo.com.vn. Nội dung bản đăng kí bao gồm: Họ tên, năm sinh, giới tính, tên trường đang theo học, số điện thoại (nếu có), nội dung tham gia thi đấu (nếu thi đấu nội dung đôi xin vui lòng gửi thông tin của cả 2 vận động viên trong 1 email). Nếu chúng tôi nhận được email của anh chị em, chúng tôi sẽ gửi email phản hồi.
2. Bốc thăm nhánh đấu: 23h00 ngày 7/09/2013
3. Thời gian thi đấu: 9h30 ngày 8/09/2013
Địa điểm thi đấu: Landsberger Allee 77, 10249 Berlin-Friedrichshain
 
V. Khen thưởng – Kỷ luật


1. Các đội đoạt giải nhất, nhì và ba sẽ có huy chương.
2. Sẽ đề nghị các cấp có thẩm quyền kỷ luật vận động viên nếu có những hành động hoặc lời lẽ phi thể thao
 
 

  BAN TỔ CHỨC


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Hoi-trai-Sividuc-2013/The-le-giai-giao-luu-cau-long-sinh-vien-Viet-Nam-tai-Duc-2013-15654.html

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thư mời tham dự Hội trại Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Đức 2013

Kính gửi các Hội đoàn và các cơ quan báo chí,

Ngày 11.8.2013 vừa qua, Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức tổ chức công bố chương trình Hội trại Thanh niên - Sinh viên Việt Nam năm 2013 (Hội trại Sividuc 2013). Tại buổi họp báo, Ban tổ chức đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ phía cộng đồng, cả về vật chất và tinh thần, cũng như những góp ý cho công tác tổ chức Hội trại. Ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức và Ban tổ chức Hội trại xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô chú và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ các hoạt động của Hội trong tương lai. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan báo chí như: Thông tấn xã Việt Nam, NguoiViet, Tạp chí Hương Việt, Tạp chí Quê Hương, Thoibao,… và các anh chị phóng viên đã đến và đưa tin về sự kiện này.   

Theo kế hoạch, chương trình Hội trại sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8 tháng 9 năm 2013 tại Berlin, bao gồm các nội dung:

1.      Hội nghị thường niên của Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức
2.      Lễ vinh danh du học sinh và thanh niên gốc Việt có thành tích xuất sắc trong học tập, văn hóa nghệ thuật và thể thao
3.      Đêm nhạc giao lưu thanh niên & sinh viên Việt Nam tại Đức 2013
4.      Giải bóng đá thanh niên & sinh viên Việt Nam tại Đức 2013
5.      Trao giải cuộc thi ảnh "Sắc màu cuộc sống"
6.      Hội thi nấu ăn "Vào bếp với Sividuc"

Tại Hội trại lần này, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức sẽ tiến hành khen thưởng, vinh danh lưu học sinh và thanh niên, sinh viên gốc Việt có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động văn nghệ, thể thao. Kính mong các cô chú, các hội đoàn giới thiệu các trường hợp đủ tiêu chuẩn để Đại sứ quán khen thưởng. Qui định khen thưởng của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức có thể download tại địa chỉ: http://sividuc.org/download/Tai-lieu-Hoi/Quy-dinh-khen-thuong-cua-Dai-su-quan.html

Ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức trân trọng kính mời các bác, các cô chú, hội đoàn người Việt tại CHLB Đức và các cơ quan báo chí đến tham dự và chung vui với các bạn thanh niên, sinh viên. Đồng thời mong các bác, các cô chú động viên con em đến tham dự cùng các hoạt động của Hội trại, qua đó giới thiệu các bạn thanh niên, sinh viên gốc Việt nhiệt tình, năng động tham gia vào các ban chuyên trách và Ban chấp hành Hội sắp tới.

Đăng ký tham gia hội trại theo mẫu: http://goo.gl/0dfIfS.

Kế hoạch và chi tiết các nội dung của Hội trại có thể xem tại: http://sividuc.org/download/Tai-lieu-Hoi.html

Nếu có câu hỏi, góp ý cũng như có nhã ý ủng hộ cho Hội trại, xin vui lòng gửi thông tin theo địa chỉ: contact@sividuc.org hoặc theo số điện thoại: +49 (0) 30/3142 6845/0177 6218 354.

Rất hân hạnh được đón tiếp!

BCH Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức

Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Hoi-trai-Sividuc-2013/Thu-moi-tham-du-Hoi-trai-Thanh-nien-Sinh-vien-Viet-Nam-tai-Duc-2013-15652.html

Tóm tắt tài chính CCT Đức từ 11/2012 – 08/2013

 
Các bạn thân mến,

Đã gần một năm từ ngày CCT Đức chính thức thành lập, trong suốt gần một năm qua "Cơm có thịt Đức" luôn tự nhận mình là một chú ốc sên chậm chễ nhưng cõng trên vai một sức mạnh phi thường. Điều đó thể hiện ở việc từ khi thành lập (5/11/2012) đến hôm nay, đã có hơn 10.000€ đã được chuyển vào tài khoản của CCT Đức, trong số đó có rất nhiều bạn vẫn âm thầm chuyển đều đặn hàng tháng cho CCT Đức. Để biết được số tiền các bạn đã ủng hộ cho nhà Đức về đâu, tôi xin tóm tắt qua tình hình tài chính của CCT từ ngày thành lập đến hôm nay:

1.Sau khi kết thúc đợt vận động đầu tiên (5.11 -5.12), CCT Đức đã nhận được 2761,50€ (tương đương với 74.812.200 VND) từ những tấm lòng hảo tâm của mọi người trên khắp nước Đức. Số tiền đó đã được anh Ngô Minh Hải (đại diện hội SVVN) chuyển cho chú Trần Đăng Tuấn vào tháng 12/2012.

2.Ngay sau khi kết thúc đợt vận động đầu tiên, CCT Đức nhanh chóng triển khai luôn đợt vận động lần II. Cùng với sự giúp đỡ của hội sinh viên của các thành phố ở Đức cùng với việc bán lịch, CCT Đức đã nhận được 3730€ và đã được chị Đỗ Thị Chính chuyển trực tiếp cho chú Trần Đăng Tuấn sau Tết nguyên đán.

3.Tổng số tiền mà CCT Đức nhận được sau hai đợt vận động là 6491,5€ (đều đã được chuyển cho chú Trần Đăng Tuấn – CCT Việt Nam)

4. Ngoài số tiền 6491,5€ đã gửi về tài khoản CCT Việt Nam, hiện nay trong tài khoản của CCT Đức còn 4531,74€. Như vậy, tổng số tiền CCT Đức nhận được từ những tấm lòng hảo tâm đến 05.08.2013 là 10.169,6€

5.Tháng 4/2013 CCT Đức chính thức đỡ đầu trường THCS Nậm Khòa (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang). Trường THCS Nậm Khòa năm học 2012/2013 có 179 em học sinh nhưng CCT Đức chỉ hỗ trợ 87 em ngoại trú, số còn lại đều được hưởng chế độ theo Quyết định 85 - của nhà nước và có chế độ ăn.

Các khoản chi:

* Tiền mua đồ dùng: 7.581.000 VND ( cụ thể: 20 cái chậu chia cơm ,20 cái chậu chia canh , 2 bộ dao , kéo và thớt gỗ. Nồi nấu cơm, chảo, nồi nấu canh, rổ, giá, 87 xô, bát, thìa...)

* Tiền ăn tháng 4 và 5 với mỗi bữa ăn là 5.700/ học sinh: 17.942.000 VND, cụ thể:

Tiền ăn tháng 4 (tính từ 12.4 – 29.4): 7.528.000 VND
và tháng 5 ( tính từ 2.5 – 25.5): 10.414.000 VND

Tổng số tiền chi ăn và mua đồ dùng: 25.523 VND

Tiền áo: 180 x 90 k = 16.200.000 VND
Tiền thêu: 180 x 4 k = 720.000 VND
Tiền giày: 180 x 35 k= 6.300.000 VND
Tiền tất: 360 x 5 k= 1.800.000 VND
Phí vận chuyển hàng lên Nậm Khòa: 2.500.000 đ (TNV ủng hộ)

Như vậy sau khi kết thúc năm học đầu tiên, tổng số tiền nhà Đức đã chi: 50.543.000 VND

Những hình ảnh trong chuyến tới thăm trường THCS Nậm Khòa và trao quà cho các em của Đại sứ 
Cơm có thịt Đức trong những ngày đầu năm học vừa qua chúng tôi sẽ sớm hoàn thiện và gửi tới các bạn. Xin gửi lời tri ân tới tất cả những tấm lòng đã dành cho CCT Đức trong suốt thời gian qua.

Hoàng Yến Anh


Chương trình quyên góp ủng hộ CƠM CÓ THỊT từ Germany:

 

http://www.facebook.com/ComCoThitGermany

http://www.facebook.com/groups/ComCoThitGermany

 

Đơn vị tiếp nhận ủng hộ: Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLBĐức

 

- Thông tin tài khoản tiếp nhận:

* Người giữ tài khoản: Đỗ Thị Chính - Trưởng Ban Tài chính Hội SV VN tại CHLB Đức.

 

· Tên tài khoản: Thi Chinh Do

· Số tài khoản: 3252103 

· BLZ: 12070024 

· Ngân hàng: Deutsche Bank Brandenburg

 

Vui lòng thêm ghi chú: For CCT Germany


 


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Com-co-thit/Tom-tat-tai-chinh-CCT-Duc-tu-11-2012-08-2013-15651.html

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Học bổng sau tiến sỹ tại Đại học Bremen

Nhằm bổ sung cho hàng ngũ phó giáo sư và trưởng nhóm nghiên cứu, nhóm M8 Post – doc Initiative hiện nay tuyển 4 vị trí nghiên cứu sau tiến sỹ.
1. Hai vị trí nghiên cứu tiền sau tiến sỹ
Đây là cơ hội để cạnh tranh nghiên cứu và được cấp lương trong 2 năm dành cho cả công dân Đức và ứng viên quốc tế, những người sẽ có bằng tiến sỹ sau 6 tháng nữa và những người đã nhận bằng tiến sỹ ít hơn 1 năm trước sẽ được ưu tiên.
Điều kiện để ứng tuyển: Các bài báo có điểm trên trung bình, một đề cương dự án nghiên cứu độc lập và có tính đột phá và có khả năng sẽ đạt được mục tiêu đó trong khi làm nghiên cứu sau tiến sỹ. Giáo sư đỡ đầu, là một giáo sư toàn thời gian tại Đại học Bremen, phải giải thích chi tiết trong thư giới thiệu việc làm thế nào để ứng viên có thể thực hiện được nội dung nghiên cứu đó tại Đại học Bremen khi nghiên cứu một cách độc lập.
Chế độ đãi ngộ: Sẽ được trả lương với mức tiêu chuẩn E13 TV – L (€3110/ tháng và sau 1 năm tang lên 3450 €/tháng) trong 24 tháng. Thêm vào đó là phần phụ thêm khoảng 10.000 €/năm cho chi phí sinh hoạt.
 2. Hai vị trí nghiên cứu sau tiên sỹ độc lập
Vị trí này, các tiến sỹ sẽ làm việc trong 4 năm, họ có thể sẽ đóng góp một phần quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu của trường. Các ứng viên phải có bằng tiến sỹ trước đó khoảng từ 1 tới 4 năm (căn cứ vào ngày ghi trên văn bằng). Đối với các ứng viên đã nhận bằng tiến sỹ tại Bremen có thể ứng tuyển nếu họ không phải là nhân viên trong trường Bremne trong 2 năm trở lại đây.
Điều kiện ứng tuyển: Các ứng viên phải có luận văn tiến sỹ xuất sắc, các bài báo có điểm trên trung bình, một đề cương nghiên cứu độc lập và có khả năng hoàn thành đề cương đó. Giáo sư đỡ đầu, là một giáo sư toàn thời gian tại Đại học Bremen, phải giải thích chi tiết trong thư giới thiệu việc làm thế nào để ứng viên có thể thực hiện được nội dung nghiên cứu đó tại Đại học Bremen khi nghiên cứu một cách độc lập.
Chế độ đãi ngộ: Lương hưởng theo chế độ E 13/14 TV-L (3400 – 4800 €/tháng)  trong 4 năm và mức tiền phụ phí khoảng 10000 €/năm.
 
Mọi chi tiết, xin xem tại website: http://www.uni-bremen.de/index.php?id=7924&L=1
Hạn nộp hồ sơ online: 1.9.2013
Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Kinh-nghiem-chia-se/Hoc-bong-sau-tien-sy-tai-Dai-hoc-Bremen-15650.html

Thông báo số 3 Hội trại sividuc 2013

1. Thể lệ và địa điểm tổ chức các hoạt động

Download thể lệ và và cách thức đăng ký giải bóng đá Sividuc Champion League 2013 và thể lệ cuộc thi nấu ăn theo các đường link dưới đây:
- Thể lệ giải bóng đá "Sividuc Champion League 2013"
- Thể lệ cuộc thi nấu ăn với tên gọi "Vào bếp với Sividuc 2013"

Địa điểm tổ chức Hội trại:
- Ngày 7.9.2013: Werkstatt der Kulturen, Wissmannstrasse 32, 12049 Berlin
- Ngày 8.9.2013
    Giải bóng đá: Sân vận động Poststadion (Lehrterstrasse 59,  10557 Berlin) - gần Berlin Hauptbahnhof
    Hội thi nấu ăn: Nhà hàng Việt Phố (Herzbergstrasse 128 -139, 10365  Berlin) - trong Trung tâm thương mại Đồng Xuân.
Chi tiết địa điểm và sơ đồ giao thông xin xem tại đây.

2. Phí tham dự Hội trại một ngày (7 hoặc 8 tháng 9) là 10 euro; cả hai ngày là 15 euro. Cụ thể
- Vé ngày 7.9 được tham dự Hội nghị thường niên, đêm Gala và ăn tối
- Vé ngày 8.9 được tham dự Giải bóng đá hoặc Hội thi nấu ăn, và ăn trưa.
- Vé 2 ngày được tham dự tất cả các hoạt động trên.

Đối với đội bóng đăng kí tham dự giải bóng đá thì phí đảm bảo tham gia là 50 euro (chi tiết xin xem Thể lệ ở trên).

Chúng tôi khuyến khích các bạn chuyển khoản số tiền trên qua tài khoản của Hội chậm nhất tới hết ngày 3.9.2013. Thông tin tài khoản như sau:
· Tên tài khoản: Thi Chinh Do
· Số tài khoản: 3252103
· BLZ: 12070024
· Ngân hàng: Deutsche Bank Brandenburg
Lý do chuyển khoản: HọTên_HTsividuc2013 (đối với cá nhân) hoặc TenHoiSV_HTsividuc2013 đối với Hội sinh viên chuyển tiền chung. Đối với đội bóng xin đề TenDoibong_BD_HTsividuc2013.

3. Thời hạn đăng ký:

Do một số thuận lợi về địa điểm thi đấu, Ban tổ chức quyết định mở rộng thời hạn đăng ký cho bóng đá tới hết ngày 27.8.2013 và thời hạn đăng ký cho Nấu ăn tới hết ngày 22.8.2013 (xin xem chi tiết trong Thể lệ).

Mẫu đăng ký (dành cho các Hội sinh viên, bao gồm đăng ký tham gia Gala, Thể thao và Nấu ăn) và các thông tin trước xin xem ở Thông báo 2: Đăng ký tham dự Hội trại.

4. Về việc vinh danh sinh viên và thanh niên gốc Việt có thành tích xuất sắc

Như đã thông báo trong những thư trước, tại Hội trại lần này Đại sứ quán sẽ tổ chức lễ vinh danh đối với những sinh viên, thanh niên gốc Việt có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động xã hội. Tiêu chí khen thưởng và quy trình có trong tài liệu Quy định khen thưởng. Kính đề nghị các Hội sinh viên và các bạn sinh viên giới thiệu và đề cử các bạn thanh niên, sinh viên đạt các tiêu chuẩn trong quy định để Đại sứ quán xét khen thưởng.

5. Đối với cá nhân đăng ký vẫn theo mẫu online như tại Thông báo số 2. Xin lưu ý việc đăng ký tham dự Giải bóng đá và Hội thi nấu ăn trong mẫu này KHÔNG phải là đăng ký dự thi.

6. Các tài liệu thể lệ Gala, mẫu đăng ký dành cho các Hội sinh viên... vẫn như Thông báo số 2.

Rất mong được gặp các bạn ở Hội trại.
Ban tổ chức
Tất cả các thông tin cập nhật về Hội trại sẽ được tập hợp tại: http://sividuc.org/news/Hoi-trai-Sividuc-2013.html
Thông báo số 2 và cách thức đăng ký tham dự: http://sividuc.org/news/Su-kien-Phong-trao/Dang-ky-du-Hoi-trai-Sividuc-2013-15638.html
Thông tin về họp báo công bố Hội trại: http://sividuc.org/news/Su-kien-Phong-trao/Hop-bao-Hoi-trai-Thanh-nien-sinh-vien-Viet-Nam-tai-CHLB-Duc-2013-15643.html

 


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Hoi-trai-Sividuc-2013/Thong-bao-so-3-Hoi-trai-sividuc-2013-15649.html

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

TestAs - Hội thảo tại Hà Nội

Phòng tiếng Đức thuộc Trung tâm Hợp tác KHKT Việt-Đức (Trung tâm Việt-Đức - VDZ), tổ chức hội thảo với chủ đề:

TestAS: Ý nghĩa – Mục đích – Cách Đăng ký


Thời gian: 14h00, thứ 6, ngày 30.08.2013

Địa điểm: Hội trường lớn (tầng 1) - Trung tâm Hợp tác KHKT Việt-Đức, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Đây là cơ hội để các bạn đang và sẽ có mong muốn học tập tại Đức có thể tìm hiểu thêm về TestAS và nhận được sự tư vấn trực tiếp về kì thi này.

Đồng thời Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) sẽ có một bàn giới thiệu và hướng dẫn mở tài khoản Du học (Sperrkonto) tại VietinBank Việt Nam.


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Du-hoc-Duc/TestAs-Hoi-thao-tai-Ha-Noi-15646.html

Triển lãm với chủ đề "Nước Đức thu nhỏ"

Nước Đức thu nhỏ

Triển lãm từ ngày 15 - 22.08.2013

 
Với 82 triệu dân, Đức là quốc gia đông dân nhất Châu Âu. Do vị trí địa lí nằm ngay giữa trung tâm Châu Âu nên thương mại và trao đổi văn hóa từ lâu đã đóng vai trò quan trọng với chúng tôi.

Đức là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Dù đó là BMW hay Mercedes, Aspirin hay kem đánh răng, máy nghe nhạc MP3 hay điện thoại, những phát minh của Đức đã làm thay đổi thế giới. Sự phong phú về ý tưởng còn được thể hiện thông qua mạng lưới đối tác toàn cầu của chúng tôi.

Nhưng nước Đức không chỉ có kinh tế mạnh: Văn hóa, khoa học và nghiên cứu cũng rất được coi trọng. Hơn 400 trường đại học, khoảng 6.300 bảo tàng với hơn 100 triệu lượt khách tham quan mỗi năm cùng hàng trăm nhà hát góp phần đưa văn hóa đến với tất cả mọi người. Một truyền thống lâu đời của các nhà khoa học và tư tưởng nổi tiếng vẫn còn được nuôi dưỡng cho tới hôm nay.

Qua cuộc triển lãm "Nước Đức thu nhỏ" này, chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn một phần nhỏ về đất nước đa dạng của chúng tôi.

15.08.2013
Trung tâm Goethe Hoài Đức

17.-22.08.2013
Viện Goethe Hà Nội

Viện Goethe Hà Nội & Trung tâm Goethe Hoài Đức
+84 4 37342251
info@hanoi.goethe.org


 


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Tin-tuc/Trien-lam-voi-chu-de-Nuoc-Duc-thu-nho-15648.html

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Lên đường du học bạn cần chuẩn bị những gì?

Bạn lo lắng không biết nên mang theo gì, để lại thứ gì? Chúng tôi mong muốn chia sẻ chút kinh nghiệm giúp các bạn.


Những thứ bạn nên mang:
Tất cả chỉ mang đại diện một chút thôi, sang đến đây bạn hoàn toàn có thể mua vừa rẻ vừa chất lượng vào các đợt sale.
Quần áo
  1. Áo sơ mi mang khoảng hai cái: một áo sơmi trắng và một áo màu,(quần áo hoặc váy) trong trường hợp  phải đến những nơi cần trang phục lịch sự.
  2. 1 cái chống lạnh nếu qua đúng mùa đông. Hoặc áo khoác nhẹ nếu qua ngay mùa hè xuân.
  3. Nếu muốn mua áo khoác chống nước + tuyết (1-2 cái) ở Hà Nội có thể mua dưới Tháp Hà Nôi cửa hàng Tolia khoảng 1-1,2 triệu nhưng bên này dạng đó khoảng 100 € hoặc hơn. Mùa đông bên này trong nhà bật sưởi tràn lan nên chỉ mặc áo len mỏng hoặc sơ mi thậm chí là áo phông. Đồ mặc ở nhà sau một thời gian sống thấy đồ ở cửa hàng C&A còn rẻ và chất lệu tốt hơn ở nhà. Bạn cứ tưởng tượng 5€ 1 bộ chất cotton thì có rẻ hơn ở nhà ko?.
  4. Quần bò (nếu phom người nhỏ thì nên mua ở nhà vì sang đây tìm được quần bò cỡ nhỏ cũng không dễ).
  5. Áo len
  6. Quần len/thun mặc bên trong vào mùa đông (sang bên này cũng có thể mua, bán ở Primark rất nhiều khoảng 4-6€, ở cửa hàng 1982 các loại áo mặc bên trong chất lượng cũng tốt và giá rẻ)
  7. Quần áo lót
  8. Tất (mang vài đôi dùng lúc mới sang).
  9. Khăn len.
  10. Mũ len, găng tay (nên có găng tay da vì bên này có tuyết sẽ ko bị ngấm).
  11. Các bạn gái nên mang áo dài (lưu ý nên may rộng hơn hoặc nói với thợ may ở nhà để chừa biên hoặc chích ben hơi sâu chút, sau này có béo tự nới ra được).
Đồ dùng cá nhân
  1. Khăn mặt, khăn tắm nhỏ, sau đó sang đây có thể mua thêm.
  2. Bàn chải đánh răng, lược chải đầu. Mỗi thứ một cái để dùng lúc mới sang.
  3. Đối với các bạn nam: dao cạo và bàn cạo râu.( có thể sang bên này mua cũng tiện).
 
Giầy dép, ba lô
  1. Sang tới đây đi bộ là chủ yếu nên các bạn nên mang giầy bệt, giầy thể thao đi thật thoải mái. Nên sang bên này mua giầy vì chất lượng đảm bảo giá cũng ko phải đắt quá. Ví dụ một đôi giầy thể thao hàng hiệu lúc bán có trên dưới 50-100€ tất nhiên là tùy loại, với lại là sinh viên nên cứ chọn đợt sale mà mua thôi, giá giảm nhưng chất lượng vẫn giữ nguyên J
  2. Ba lô mua loạt quai đeo mềm dễ chịu, bên này mọi người hay dùng balo rất tiện. Mua loại 25 lít là vừa.
 
Thuốc men
  1. Thuốc cảm cúm, nhức đầu, giảm đau.
  2. Thuốc đau bụng: men tiêu hóa, bergberin
  3. Dầu gió
  4. Kháng sinh đề phòng trường hợp sốt cao viêm họng.
  5. Một số loại thuốc khác mà bạn hay dùng ở nhà nữa.
Đồ dùng học tập
  1. Bút chì kim + ngòi chì (nên mua ở nhà vì rẻ hơn bên này nhiều)
  2. Bút bi, thước kẻ, tẩy mang dùng lúc ban đầu khi mới sang.
  3. Từ điển Đức-Việt: 1 (thường là sang sẽ xin được của các anh chị đi trước, nhưng nếu ko xin đc cũng bí)
Đồ ăn cho tuần đầu tiên (khi chưa quen với việc đi chợ)
  1. Đồ ăn thì chỉ nên mang theo ruốc, nhưng cần đóng gói hút chân không hoặc giấy bạc có tem mác. Còn ở nhà bạn nào  hào hứng ăn xúc xích Đức việt, thì Đức nổi tiếng với hàng chục loại xúc xích nên thoải mái thưởng thức.
  2. Mì tôm không nên  mang theo vì bên này bán đầy, cùng lắm nếu lo không kịp mua và sợ đau bụng lúc đầu chưa quen thì mang theo một vài gói mì.
  3. Ở các thành phố lớn đều có cửa hàng hoặc là chợ châu Á nên nguyên liệu rất phong phú để chế biến đồ ăn Việt.
  4. Có thể mang hạt giống một số loại rau thơm nếu thích trồng.
Những thứ cần thiết khác
Địa chỉ, điện thoại của mọi người: Khi cần còn liên lạc được
  1. Tai nghe có luôn mic: Có thể sẽ cần chat voice với mọi người vì gọi điện rất tốn tiền
  2. Đĩa CD software: Đĩa ca nhạc, từ điển, tin học, chuyên ngành
  3. Ổ cắm điện nhiều ổ của LIOA. Ổ cắm điện của Đức là loại 2 chân tròn, nên các thiết bị mang theo nếu là loại khác thì mua sẵn cái chuyển đổi.
  4. Ảnh thẻ cỡ 3,5*4,5 nên chụp nhiều vì bên này chụp thường ko đẹp và đắt.
  5. Nồi cơm điện nếu sang ở thành phố lớn như Berlin, Leipzig,.. thì ko cần mua, còn nếu các thành phố nhỏ thì nên mua luôn từ nhà.
  6. Ô đi mưa vì mua ô bên này không bền mấy mà lại đắt.
Một số đồ lưu niệm nhỏ có thể đem sang nếu như còn cân (tặng quà các bạn sinh viên quốc tế khác, bên này rất chuộng đồ hand made)
Một ít tiền xu 2€ để ít nhất là lấy được xe đẩy hành lí ở sân bay.

*Lưu ý về mang giấy tờ:
  • Đối với bạn nào đã có APS thì không cần mang theo giấy tờ bằng cấp bản gốc, còn đối với bạn nào không có APS (nhất là đối với anh chị sang học PhD thì cần mang theo bản gốc).
  • Tốt nhất là những giấy tờ quan trọng thì bỏ vào ngăn phía trong của balo đeo theo người. Còn những cái tối quan trọng hơn như tiền, passport thì bỏ vào túi nhỏ hơn theo chéo trước (loại có đóng nắp) hoặc bỏ vào túi phía trong của áo khoác.
  • Nhớ bỏ thêm ít tiền vào nữa, phòng trường hợp bị thất lạc hành lý, hay giỏ xách. (Cái này là phòng ngừa bị thất lạc thôi, chứ an ninh bên Đức khá ổn)
 
Những thứ không nên mang:
  • Dầu gội đầu, sữa tắm.
  • Sách, vở viết.
 
Cách chia đồ đạc
Sau khi đã hỏi được cụ thể cân nặng hành lý được mang theo thì đóng gói đồ như sau: Chia làm 1 hoặc 2 Vali tuỳ theo cân nặng.
Chia đồ cần mang làm 3 loại
  • loại 1: Tối cần thiết, không thể không mang
  • loại 2: Cần thiết và cũng rất cần
  • loại 3: Mang theo thì nặng, không mang thì tiếc
 Xếp Vali theo 3 lớp theo thứ tự từ 1-3 từ dưới lên. Để đến lúc ra sân bay, có bị quá cân thì có thể nhanh chóng, dễ dàng mở vali vứt đồ không cần thiết mà không phải bới tung.
  1. Nên để vài bộ quần áo hàng ngày, khăn mặt, khăn tắm, lược... ở vali xách tay, để trong những ngày đầu nếu chưa đến được chỗ ở cố định thì ko phải dỡ vali lớn ra mà vẫn có cái dùng.
  2. Để tránh trường hợp thất lạc Vali, in một tờ giấy khổ A4 hoặc tự ghi tên tuổi, địa chỉ mình sẽ đến và dán vào Vali.
  3. Tiền chia ra để ít nhất 3 nơi, để trong người một ít. Giấy tờ, hộ chiếu... để ở vali xách tay. 
  4. Dù có mang được nhiều đồ thế nào thì cũng không thể đủ. Thế nên sang đây chắc chắn sẽ phải mua sắm khá nhiều ban đầu, mất khoảng 100 €, thế nên chuẩn bị sẵn tiền mặt (nếu đổi được thì mang tiền lẻ loại 5, 10, 20 €, vì một số loại máy bán vé tàu tự động chỉ nhận tiền mệnh giá nhỏ). Chẳng hạn mua thêm nồi niêu, xong chảo, chăn, gối, mắc áo, xà phòng, …
 Cuối cùng là tham gia tìm hiểu về Hội Sinh Viên Việt Nam Tại Đức tại địa chỉ https://www.facebook.com/sividuc để tìm hiểu và tham gia hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị, bạn bè đi trước laugh
Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Chia-se-kinh-nghiem/Len-duong-du-hoc-ban-can-chuan-bi-nhung-gi-15645.html

BnF- Mỗi hành trình là một cung bậc cảm xúc

Sáng sớm, xe đón "hàng" – mình gọi là hàng vì quá ư là nhiều tại nhà anh Nguyễn Trọng Huấn (thành viên của BnF). Một mình anh và bác tài bốc 26 thùng sách lên xe. Mình ái ngại lắm, vì mình ôm có 2 thùng mà đã khệ nệ lắm rồi. Vậy mà anh Huấn khuân 26 thùng chắc muốn ngất quá! Nhưng sự nhiệt tình cộng với sức khỏe (chắc anh í rất chăm tập thể thao) nên 6h30 là xe đã xếp xong các thùng sách. Sách chiếm tới 1/3 chỗ của chiếc xe 30 chỗ. Nhìn thấy xe với cơ man nào là thùng sách xếp cuối xe, mình  sợ chẳng còn chỗ mà ngồi nữa, nhưng cuối cùng cũng sắp xếp đủ chỗ. 7h10 xe bắt đầu lăn bánh. Thứ 7 đường đông, theo dự kiến là 9h sẽ có mặt tại Hải Dương nhưng tắc đường, rồi bị công an tuýt còi, nên tận 10 mới về tới nơi. Vừa đi vừa lần mò đường,  điện thoại hoạt động hết công suất để các thầy cô của 2 trường ở Hải Dương chỉ đường cho xe đi.
 

Sách chất đầy cuối xe nên bọn mình phải ngồi kiểu bánh mì kẹp thịt, nhưng dọc chuyến đi mọi người vẫn rất vui vẻ và sôi nổi.

Đi cùng trong chuyến đi này có thầy trò trường tiểu học Nam Thành Công, đại diện phụ huynh học sinh, cựu học sinh của trường. Đại diện chương trình BnF có chị Phạm Hương Dịu- hiện đang làm nghiên cứu sinh tại CHLB Đức- cùng con gái (bé Thỏ), các tình nguyện viên của chương trình- những người đã chung tay thu gom, phân loại hơn nghìn cuốn sách truyện đã được tặng cho chương trình. Ngoài ra còn có những người bạn của chương trình BnF như anh Thăng cùng con trai, và chị Mỹ Hạnh và con gái (bé Minh Phương). Minh Phương muốn đi cùng mẹ để được tận tay tặng cho hai bạn học sinh nghèo vượt khó của trường Tiên Động một phần vở và bút viết của mình. Cũng như các anh chị, mình mang theo cậu con trai 6 tuổi (cu Mốc), để các con có cơ hội khám phá những điều mới lạ, và để con có thể nhận ra giá trị cuộc sống, biết yêu thương và chia sẻ khó khăn với những người bạn cùng trang lứa với mình.

Anh Thăng và con trai (ảnh trái), cháu đang học lớp 3 trường tiểu học Nam Thành Công. Ảnh phải: Mốc (áo xanh) và Thỏ (ngồi giữa tóc dài) đang mải mê nghịch ngợm, còn Minh Phương dựa vào vai mẹ ngủ

Theo con đường làng, hai bên đường vẫn mấp mé nước do cơn mưa ngày hôm trước còn úng chưa kịp rút hết. Đi gần 5 km đường làng mới đến trường tiểu học Phượng Kỳ. Trong lúc đó, lũ học trò thủ đô ngồi trên xe mải đố nhau cây cối hai bên đường. Chúng tranh thủ hít hà thứ không khí trong lành, mà ở thủ đô còn lâu mới có, một cách sung sướng và mãn nguyện. Bên này là lũy tre xanh, phía xa là hàng dừa, này thì con trâu, con bò, rồi đàn vịt…

Rồi thoạt nhiên nhìn thấy một tốp học sinh mặc váy đồng phục, tay đeo hoa đứng vẫy vẫy bên đường. Cả đoàn ngạc nhiên khi nhận ra là đã đến nơi rồi, có học sinh là có trường rồi. Ôi vui thế! Các em đón rất long trọng, trường còn làm cả một băng rôn đỏ với hàng chữ: "Nhiệt liệt chào đón các thầy cô trường Tiểu học Nam Thành Công và chương trình Sách và những người bạn". Khi mọi người xuống xe, thì các em học sinh và các thầy cô hai trường đứng thành hàng trước cổng, vẫy tay ríu rít. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, như rất thân quen mà lâu ngày chưa gặp lại. Mình vừa vui, vừa xúc động vì sự đón tiếp nồng hậu phía chủ nhà.



Con đường làng dẫn về trường tiểu học Phượng Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương (ảnh trên). Cả Đoàn chụp chung với các em học sinh của hai trường Tiên Động và Phượng Kỳ (ảnh dưới).

Tham gia đón tiếp và giao lưu với thành viên của chương trình Sách và những người bạn, thầy trò trường Nam Thành Công là ban giám hiệu, thầy trò của hai trường Tiên Động và Phượng Kỳ, và ông phó chủ tịch UBND xã Tứ Kỳ. Chương trình giao lưu được bắt đầu và dẫn dắt của thầy hiệu phó trường Phượng Kỳ. Mở đầu bằng các tiết mục văn nghệ của các em học sinh hai trường gửi tặng. Tụi trẻ con múa hát rất hay, hào hứng và biểu diễn rất chuyên nghiệp. Không khí rất vui và ấp áp lạ thường. Trong lòng mình cảm thấy hân hoan và hạnh phúc. Chị Phạm Hương Dịu (thành viên của Ban chấp hành Hội SVVN tại CHLB Đức, đồng thời là thành viên của BnF), đã thay mặt chương trình tặng sách cho hai trường.  Trong bài phát biểu của mình, chị để cập mục đích, ý nghĩa của chuyến đi, về vai trò kết nối của BnF (Sách và những người bạn) giữa các trường, đồng thời ghi nhận sự hợp tác và ủng hộ sách truyện từ phía thày trò trường Nam Thành Công. Chị bày tỏ mong muốn thầy cô và phụ huynh học sinh của hai trường tiểu học Tiên Động và Phượng Kỳ sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các em có thể đọc nhiều sách truyện. Bởi đây chính là nguồn tri thức gợi mở cho các em những ước mơ, hoài bão. Mong các em sẽ luôn siêng năng học tập, và có thể đọc và học được nhiều điều thú vị và bổ ích từ sách báo.

Các em học sinh hai trường đón nhận sách từ chương trình và chụp ảnh lưu niệm cùng cả Đoàn

 
 Chị Dịu và con gái hát tặng trong buổi giao lưu (ảnh trái). Cô Lan Hương (đứng giữa, hiệu phó trường Nam Thành Công) trao tặng 40 suất học bổng cho 40 em học sinh của hai trường thông qua 2 thầy cô hiệu phó-đại diện 2 trường Tiên Động và Phượng Kỳ (ảnh phải)

Đến với Phượng Kỳ và Tiên Động, thầy trò trường Nam Thành Công đã tặng khoảng 1500 đầu sách giáo khoa, gần 500 cuốn sách tham khảo, khoảng 200 đầu sách truyện. Nhà trường còn dành tặng  mỗi trường 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 300.000 VNĐ cho các em học sinh có điều khiện gia đình còn khó khăn, thiếu thốn nhưng có kết quả học tập tốt, cần khích lệ. Đại diện Hội phụ huynh học sinh trường Nam Thành Công dành tặng 2 suất học bổng, mỗi suất trị giá một triệu VNĐ cho 2 em học sinh có kết quả học tập suất sắc của hai trường.

 
Đại diện Hội phụ huynh học sinh trường Nam Thành Công (đứng giữa, hàng cuối) trao tặng 2 suất bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu VNĐ, cho 2 em có thành tích học tập suất sắc của hai trường Tiên Động và Phượng Kỳ
 
Tham quan trường mới thấy cơ sở vật chất ở đây còn nghèo nàn quá. Bàn học của các em còn rất thiếu và quá cũ. Cô Hương đã đề nghị mở rộng chương trình, ngoài tặng sách, trường Nam Thành Công sẽ dành tặng lại những bộ bàn ghế được thay mới hàng năm của nhà trường. Trong khi, những bộ bàn ghế thay ra, thừa không biết bỏ đi đâu thì ở đây thiếu thốn không có cho học sinh ngồi. Vậy là nhiệm vụ mới được mở ra, hè tới sẽ làm thế nào để nhanh chóng chuyển bàn ghế về cho các em. Các thầy cô và học trò của Phượng Kỳ và Tiên Động rất mừng, vì thủ đô thì được hỗ trợ chứ dưới tỉnh các trường phải tự hạch toán, muốn trang bị bàn ghế mới cho học sinh thì phụ huynh phải đóng góp nên mới thiếu thốn như vậy.


.
Đáp lại tấm thiện tình của thày trò trường Nam Thành Công và các thành viên trong Đoàn, thầy Kiên (phó hiệu trưởng Phượng Kỳ) cùng cô Huyền (hiệu phó trường Tiên Động) đã thay mặt học sinh, giáo viên hai trường nói lời cảm ơn, và trao chút quà quê hương cho thày trò trường Nam Thành Công và các thành viên.

Khi thăm trường, cu Mốc hỏi mẹ: "Sao lớp học không có điều hòa hả mẹ?". Đấy, nó sướng thế đấy! Mẹ bảo: "Ở đây các bạn ko có tiền mua điều hòa đâu, nhưng con thấy ko, các bạn vẫn rất vui vẻ, múa hát, vẫn học rất giỏi nhé!". Mốc đã bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa những cái nó đang được hưởng so với những gì các bạn bè cùng trang lứa với nó đang trải qua, khi đặt những câu hỏi: "Nhà vệ sinh này tối thế sao các bạn đi được?", "Lớp sao không có tủ?",  "Sân trường sao không có chỗ chơi?" (vì trường đang xây dựng)…. Ôi mẹ chỉ cần con nhận thấy con đang sướng hơn các bạn rất nhiều. Dẫu con có thể quên ngay khi về đến nhà, nhưng cuộc đời là những chuyến đi, có đi mới có trải nghiệm, dần dần sẽ thấm nhuần phải không con giai???

 

Mốc (áo xanh) đang cùng các bạn và các thầy cô hát vang bài hát nối vòng tay lớn. Rồi lại tiếp tục cầm tay nhau hát ca khúc em yêu trường em, vi bao bn thân và cô giáo hin, như yêu quê hương cp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương, nào bàn nào ghế, nào phn nào bng, nào mc nào bút, nào sách nào v….

Ôi yêu lắm những mầm non, yêu lắm những gương mặt thơ ngây! Nhìn các con mà mọi người lại tự nhủ phải làm nhiều hơn nữa để các con đến trường mỗi ngày vui như những bài ca các con đang hát…


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Sach-va-nhung-nguoi-ban/BnF-Moi-hanh-trinh-la-mot-cung-bac-cam-xuc-15644.html