Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Một chút thông tin về bảo hiểm sức khoẻ tại Đức

Với một mạng lưới dày đặc các bác sĩ có tay nghề cao, nước Đức được coi là một trong những nước có hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Nếu bạn là sinh viên ở Đức, bạn sẽ được sử dụng một loại bảo hiểm ưu đãi với chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Bạn có thể dùng bảo hiểm với mức chi phí thấp của hệ thống bảo hiểm ở Đức, hoặc sử dụng bảo hiểm ở nước của bạn mà được nước Đức công nhận. Trong mọi trường hợp: nếu bạn không có bảo hiểm sức khỏe, bạn không thể đăng kí học đại học ở Đức.
Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên.

Nếu bạn muốn học tại Đức, bạn bắt buộc phải có bảo hiểm y tế. Tất cả các loại bảo hiểm công ở Đức thì đều  cam kết sẽ bảo hiểm cho sinh viên đến năm 30 tuổi (hoặc là cho đến lúc kết thúc của học kì thứ 14). Nếu trong quá trình học, bạn vượt quá 30 tuổi (hoặc 14 kì), bạn vẫn có thể sử dụng bảo hiểm công với mức phí cao hơn. Còn nếu ngay từ lúc bắt đầu học, bạn đã lớn hơn 29 tuổi, bạn chỉ có thể sử dụng bảo hiểm tư nhân.
Chú ý: Bạn phải chắc chắn rằng bảo hiểm của bạn được công nhận và được phép sử dụng ở nước bạn và ở Đức. Dưới đây là một số trường hợp:
  • Nếu nước bạn có một thỏa thuận an sinh xã hội giữa các quốc gia, ví dụ như các nước trong khối liên minh Châu Âu như: Island, Liechtenstein, Nauy, Thụy Sỹ và  Macedonia. Bạn có thể tìm thấy danh sách các nước hiện tại đang có liên kết bảo hiểm y tế với nước Đức trên trang web: http://www.dvka.de/oeffentlicheSeiten/ArbeitenAusland/Abkommensstaaten.htm
  • Bạn có bảo hiểm y tế trong và ngoài nước.
 
Bạn đến từ một nước mà ở đó có thỏa thuận an sinh xã hội?
Hãy thông báo với phòng sinh viên quốc tế tại trường của bạn về những giấy tờ cần nộp để chứng minh hợp đồng bảo hiểm của bạn. Thành viên trong khối Châu Âu thì thường cần thẻ bảo hiểm y tế Châu Âu (EHIC) hoặc form E Bạn đến từ một đất nước mà ở đó là một thỏa thuận an sinh xã hội?

Thông báo cho Văn phòng quốc tế tại trường đại học của bạn, những giấy tờ cần nộp để chứng minh hợp đồng bảo hiểm của bạn trong thời gian. Thành viên EU thường cần một thẻ bảo hiểm y tế châu Âu (EHIC) hoặc form E 128 / E 111.
Chú ý: Không phải tất cả các công ty bảo hiểm nước ngoài đều chấp nhận chi trả hết các khoản phí y tế ở Đức. Trong trường hợp đó thì bạn phải tự chi trả.
 
Bạn đã có bảo hiểm ở nước bạn?
Hãy kiểm tra lại với hãng bảo hiểm mà bạn sử dụng rằng liệu bảo hiểm đó có được công nhận ở Đức không. Nếu có, bạn cần xác nhận với trường đại học tại Đức mà bạn theo học, rằng theo luật định, bạn được miễn bảo hiểm và bạn sẽ không cần phải mua thêm bảo hiểm của Đức nữa.
Chú ý: Nếu bạn sử dụng bảo hiểm tư nhân, bạn không thể chuyển sang sử dụng bảo hiểm nhà nước. Đối với bảo hiểm tư nhân, khi đi khám bệnh, bạn sẽ phải tự thanh toán trước, sau đó hãng bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn sau.

Trong trường hợp bảo hiểm ở nước bạn không được công nhận tại Đức, bạn phải mua một bảo hiểm của một hãng ở Đức để sử dụng. Phần lớn sinh viên ở Đức đều sử dụng bảo hiểm nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, bạn vẫn có thể dùng bảo hiểu tư nhân (vd: trong thời gian học tiếng, học stk…).
Hiện tại mức phí cho sinh viên là 80 euro / tháng. Mức phí này áp dụng cho 14 kỳ học và người dưới 30 tuổi.
Về sau, mức phí này sẽ tăng lên, ít nhất là 160 euro/tháng.
Chú ý: Vợ/ chồng hoặc con cái của người được bảo hiểm là bảo hiểm non – contributory nếu họ không có thu nhập (hoặc thu nhập thấp). Bởi vì họ có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào nên trong trường hợp này, hãy cứ sử dụng loại bảo hiểm thông thường.

Sáu điều cần biết về bảo hiểm sức khỏe của Đức:

1. Khi mua bảo hiểm y tế  bạn sẽ nhận được một thẻ bảo hiểm. Mỗi lần đi khám bệnh bạn phải đưa thẻ đó ra.
2. Ở Đức có rất nhiều hãng bảo hiểm công. Mức phí đóng góp về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên có một số công ty bảo hiểm yêu cầu về mức phí trả thêm. Hãy hỏi rõ.
3. Thuốc chỉ được bán trong hiệu thuốc và rất nhiều loại chỉ có thể mua khi có đơn thuốc của bác sĩ. Bạn sẽ chỉ phải trả từ 5 đến 13 euro cho mỗi loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Cũng có trường hợp được miễn thanh toán, tùy thuộc vào tình hình tài chính hoặc là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Điều này phụ thuộc vào chính sách của từng công ty bảo hiểm.
4. Nếu như bạn bị ốm và phải đến bệnh viện thì cũng không cần lo lắng về chi phí nằm viện. Bạn sẽ chỉ phải trả phí là 10 euro/ngày, phần còn lại bảo hiểm sẽ chi trả.
5. Đối với một số trường hợp trị liệu, khám sàng lọc và đặc biệt là điều trị nha khoa, có thể  bạn sẽ được hưởng những mức bảo hiểm rất có lợi. Tất cả các bác sĩ được yêu cầu phải chỉ rõ ra bất kì chi phí phát sinh cho cái gọi là "dịch vụ y tế cá nhân" trong quá trình điều trị và hỏi ý kiến bạn về việc bạn có muốn sử dụng hay không dịch vụ đó. Nếu có bất kì sự nghi ngờ nào, hãy hỏi lại công ty bảo hiểm của bạn.
6. Bạn có quyền tự do lựa chọn bác sĩ điều trị cho mình. Điều này có nghĩa là, bạn có thể tự quyết định về bác sĩ và bệnh viện mà bạn muốn chữa bệnh. Điều kiện duy nhất là bạn phải có bảo hiểm nhà nước, bác sĩ cũng cần phải có giấy chứng nhận bảo hiểm để có thể thanh toán chi phí theo luật định.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về bảo hiểm, bạn có thể hỏi ở phòng tư vấn xã hội của hội sinh viên hoặc phòng sinh viên quốc tế tại trường đại học mà bạn theo học.

Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Song-o-Duc/Mot-chut-thong-tin-ve-bao-hiem-suc-khoe-tai-Duc-15711.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét