Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Chương trình sinh viên với biển đảo Tổ quốc 2013

Trong 3 ngày 3,4,5 ngày 5 tháng 5 năm 2013  tại Đảo lý Sơn, Quảng Ngãi sẽ diễn ra các hoạt động:

- Tuyền truyền về chủ quyền, cuộc sống trên biển đảo
- Lễ kết nghĩa giữa các trường đại học, cao đẳng với các đảo
- Tri ân, trao học bổng cho ngư dân, con em chiến sỹ trên đảo
- Trưng bày mô hình của sinh viên hướng về biển đảo
- Giao lưu „Tiếng hát nơi đảo xa" giữa sinh viên với chiến sỹ, người dân trên đảo



Đáng chú ý, trong ngày 3/5 tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) diễn ra trưng bày: "Mô hình nghiên cứu khoa học sinh viên hướng về biển đảo tổ quốc", "Mô hình, tranh ảnh về cuộc sống biển đảo"; cuộc thi "Sinh viên tìm hiểu về biển đảo" . Chương trình là cuộc thi kêu gọi các bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước cùng tham gia, đóng góp ý tưởng, mô hình khoa học về chủ đề xây dựng và phát triển biển đảo Việt Nam. Trong những ngày diễn ra sự kiện, Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức cũng đã cử đại diện là anh Phạm Khánh Nam - Phó chủ tịch Hội - tham dự chương trình.

Hội Sinh Viên Việt Nam tại CHLB Đức xin trân trọng kính mời các bạn học sinh, sinh viên tham gia đóng góp các ý tưởng khoa học tại triển lãm. Sinh viên du học nước ngoài có thể tham gia trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: làm bản báo cáo đính kèm tranh ảnh, quay clip phóng sự ngắn... để trình bày ý tưởng, sáng tạo của tập thể hoặc cá nhân.

Các ý tưởng, giải pháp và sản phẩm khoa học công nghệ nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và chiến sỹ ở các vùng Hải đảo của Tổ quốc. Có thể tham khảo một số hướng sau:

(1) Xây dựng công trình biển, quy hoạch, và vật liệu xây dựng;

(2) Công cụ và thiết bị lọc nước ngọt, các thiết bị giữ và tích trữ nước mưa cơ động và dễ sử dụng;

(3) Ý tưởng và giải pháp nâng cao năng suất chăn nuôi trên các đảo;

(4) Giải pháp làm xanh và sạch môi trường, cũng như khắc phục những yếu tố về thời tiết, khí hậu, đất trồng trong việc trồng rau tại các đảo chìm, đảo nổi tại quần đảo và các nhà giàn DK;

(5) Giải pháp và sản phẩm công nghệ về phát triển và bảo tồn năng lượng, bao gồm năng lượng gióvà sóng biển, nhằm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên đảo;

(6) Các thiết bị và sản phẩm hỗ trợ ngư dân của đảo khi đánh bắt xa bờ;

(7) Các ý tưởng và giải pháp về các mô hình kinh tế của thanh niên, do thanh niên đảm trách, nhằm tận dụng những thế mạnh của biển đảo trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là về khai thác các ngư trường đánh bắt cá, du lịch sinh thái, cứu hộ tàu thuyền, và khai thác những lợi thế về đường giao thông trên biển;

(8) Khuyến khích nghiên cứu và phát triển, cũng như hoàn thiện những ý tưởng và giải pháp đã có, hoặc nâng cấp những sản phẩm sẵn có, nhằm nâng cao tính hiệu quả và khả năng ứng dụng vào biển đảo Việt Nam.

Mọi thông tin xin liên hệ :
- Nguyễn Thanh Tâm, cán bộ trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam
  Điện thoại: 0985114466
  Email: tamnt.vsds@gmail.com

- Hoặc Phạm Thanh Vân - Tổng thư ký Hội Sinh Viên Việt Nam tại CHLB Đức: (contact@sividuc.org)

Chúng tôi xin giới thiệu một vài ví dụ giới thiệu về sáng kiến của sinh viên với đề tài Biển đảo:

1. Đề tài quy hoạch đảo Lý Sơn:

Nhóm 6 sinh viên ĐH Kiến Trúc Hà Nội có ý tưởng độc đáo nhằm xanh hóa đảo tiền tiêu Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) và nâng cao chất lượng sống trên hòn đảo nằm giữa Biển Đông.

Theo đó, nhóm lên ý tưởng sẽ quy hoạch lại toàn bộ đảo Lý Sơn từ vấn đề ăn, ở, sinh hoạt đi lại cho đến sản xuất kinh doanh trên đảo. Nhằm tránh những thiên tai gặp phải do bão lụt, ngập úng, nhóm có ý tưởng xây dựng nhà nổi, nhà bằng vỏ dừa, xây dựng nhà cao hơn mặt đất. Về vấn đề phát triển du lịch sinh thái, nhóm có ý tưởng trồng cây bao quanh khu dân cư vừa tạo các khoảng không gian xanh vừa chắn được bão cát, gió bão, và ngập mặn; Trồng và phát triển các khu rừng sinh thái để bảo tồn sự phong phú của hệ động thực vật nơi đây.

Về vấn đề phát triển hoa màu, nhóm có ý tưởng táo bạo đưa nhà kính ra đảo để trồng thêm các loại rau xanh đảm bảo nhu cầu sống của người dân trên đảo. Ngoài ra, nhóm còn vạch ra các ý tưởng về quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, nhà trẻ, trạm y tế….




Mô hình 3D quy hoạch đảo Lý Sơn (http://www.tienphong.vn/)

2. Đề tài "Mang rau xanh ra Trường Sa"

Xuất phát từ ý tưởng trồng rau trên quần đảo Trường Sa trong mùa mưa, khi thời tiết khó khăn để trồng trọt, Lê Viết Hoa, sinh viên Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh cùng thầy giáo Phạm Tấn Trường, giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã thực hiện công trình nghiên cứu trồng rau xanh vào mùa mưa cho chiến sĩ Trường Sa.

Điều kiện ở Trường Sa vào mùa mưa là một thách thức lớn với việc trồng trọt. Đất cát nhiễm mặn, gió to, sóng lớn, ánh sáng không đủ, diện tích chật hẹp cùng với việc thiếu thốn về phân bón và nguồn nước ngọt là những yếu tố được hai tác giả cẩn thận xem xét. Giải pháp được đưa ra là trồng rau trên những giá đỡ làm bằng inox không gỉ, rộng 0,3m, dài khoảng 1,2m gồm 4 tầng để tiết kiệm diện tích. Cát thừa từ những công trình xây dựng trên đảo được chọn để trồng thay cho đất và xơ dừa, hai thứ vốn hiếm hoi ở Trường Sa.

Sinh viên bàn giao hệ thống và công nghệ trồng rau cho chiến sĩ đảo Tốc Tan (Trường Sa). Ảnh: C.K. (http://sinhvienplus.vn/)


Rau xanh ở Trường Sa (Ảnh: 
thanhnien.com.vn)

Không có ánh sáng mặt trời vì được trồng trong nhà, ánh sáng đèn được chọn để cung cấp năng lượng cho rau phát triển. Thử nghiệm từ đèn tuýp, đèn compact cho đến đèn led, từ 14 bóng rồi giảm dần về số lượng, cả hai tác giả kiên nhẫn theo dõi từng ngày để lựa chọn phương án tối ưu nhất là sử dụng 2 đèn tuýp. "Công trình của chúng mình là định lượng những yếu tố sao cho đơn giản và tiết kiệm nhất, phù hợp với điều kiện ở đảo. Các chiến sĩ cần rau xanh ăn hằng ngày nên không thể chờ đến một tháng để rau phát triển được. Hai loại rau phù hợp với cách trồng này là cải củ để ăn lá, thu hoạch sau khi gieo 6-7 ngày và rau muống, thu hoạch sau khoảng 9 ngày, khi cây rau già hơn rau mầm một chút. Thời gian nhanh nhưng vẫn bảo đảm đủ lượng chất xơ và dinh dưỡng"  Hiện nhóm đã có thêm 21 bạn sinh viên từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh hỗ trợ phát triển công trình để ứng dụng trên quy mô rộng hơn ở các đảo còn lại thuộc quần đảo Trường Sa.



Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Phong-trao-thanh-nien/Chuong-trinh-sinh-vien-voi-bien-dao-To-quoc-2013-15518.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét