Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Hỏi về APS và TestAS


Lên phía trên
Em sắp thi APS/TestAS... các anh chị chia sẻ kinh nghiệm cho em với?
Câu hỏi:
Em sắp thi APS/TestAS... các anh chị chia sẻ kinh nghiệm cho em với?
Trả lời:
Thông tin cơ bản về APS em xem tại đây nhé: 
http://www.sividuc.org/news/Thu-tuc-giay-to/Huong-dan-chung-cua-Bo-phan-kiem-tra-hoc-van-APS-tai-Ha-Noi-15109.html

Kinh nghiệm phỏng vấn 
APS em có thể xem tại forum của Hội sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức nhé:
http://sividuc.org/forums/threads/76-Hoi-ve-APS

Lên phía trên
APS hay TestAS?
Câu hỏi:
Trường hợp nào thì phải phỏng vấn APS, trường hợp nào không? Và trường hợp nào thì phải thi TestAS?
Trả lời:
Theo quy định mới nhất có hiệu lực từ tháng 8/2012, Sinh viên CHƯA TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC thay vì tham gia phỏng vấn APS, sẽ được làm bài Kiểm tra TestAS. Ưu điểm của thay đổi này là:
TestAS được tổ chức 3 lần trong một năm.
TestAS có thể tham gia thi bất kỳ lúc nào khi được tổ chức.
TestAS không có kết quả đậu/rớt, thay vào đó là kết quả phần trăm (%) so với các Thí sinh cùng kỳ.

Thẩm tra Hồ sơ APS đối với diện này có thể nộp bất kỳ lúc nào, không còn thời hạn và ĐSQ Đức sẽ cấp Chứng nhận APS.
Đối với Sinh viên ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC và muốn học lại Đại học hay Cao học tại Đức vẫn cần nộp hồ sơ yêu cầu thẩm tra APS.
Hạn nộp Hồ sơ APS lần lượt là cuối tháng 02 hoặc cuối tháng 08 hàng năm để phỏng vấn APS lần lượt là tháng 05 hoặc tháng 11 hàng năm và ĐSQ Đức sẽ cấp Chứng chỉ APS.

Lên phía trên
TestAS?
Câu hỏi:
TestAS là gì? có khó không? Em có thể thi mấy lần?
Trả lời:
Thông tin về Te stAS có thể đọc trong bài viết này;
http://sividuc.org/news/Thong-tin-du-hoc/TestAS-la-gi-15143.html

Lên phía trên
Kết quả TestAS
Câu hỏi:
Mình vừa nhận kết quả thi TestAS, được.... điểm, như vậy là thấp hay cao? Khả năng xin zu của mình thế nào?
Trả lời:
Vì TestAS là một bài kiểm tra đánh giá khả năng học Đại học của Sinh viên, nên TestAS không có đỗ/rớt. Nhưng các Trường Đại học Đức có thể sử dụng kết quả của TestAS để xét tuyển. Nếu không hài lòng với kết quả của kỳ thi này thì có thể tham gia một kỳ thi khác.

Cụ thể:

- Prozentrang (Percentile Rank): ví dụ 60: có 60 % người tham dự cùng kỳ đạt được kết quả bằng hay thấp hơn, đồng nghĩa với 40% người tham dự cùng kỳ đạt được kết quả cao hơn.

Standardwert (Standard Score): là điểm số có thể dùng để so sánh với các kỳ thi khác và được tính từ điểm trung bình tổng thể đạt được trong kỳ thi này và thang điểm bắt đầu từ 70 đến 130: 100 là điểm trung bình và khoảng từ 90 - 110 được xem là "trung bình" (tương tự "trên trung bình" và "dưới trung bình").

- Sprach-Screening (Language Screening): khả năng ngôn ngữ đạt được theo thang điểm Châu Âu (GER) từ A2 đến B2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét