Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Du học Đức trường top 400 thế giới giá rẻ - Part 2/3: Chuẩn bị hồ sơ

Bạn nên đọc Phần 1 để có cái nhìn tổng quát hơn trước khi tiếp tục đọc những gì được viết dưới đây.

Tại sao nên tự chuẩn bị hồ sơ?

Lý do:

  • Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền. Qua công ty tư vấn du học làm trọn gói, bạn sẽ tốn 20 – 30 triệu VND, trong khi đó nếu tự làm, bạn chỉ mất khoảng 1/10 con số đó đã tính cả xăng xe.
  • Các công ty du học sẽ tìm cách làm thế nào để hồ sơ bạn gửi sang có thể được nhận luôn, họ mới có thu được tiền. Bạn sẽ mất nhiều cơ hội vươn tới những trường tốt hơn.
  • Một cách giúp bạn rèn luyện tiếng Anh, tăng cường sự chủ động, sẽ rất có ích khi đi du học nước ngoài

 

Deadline kỳ nhập học mùa thu:

Áo: tùy trường, thông thường trong tháng 5

Bỉ: 28/2

Đức: tùy trường, thông thường trong tháng 5 - 6 

Phần Lan: 28/2

Thụy Sĩ: tùy trường, trong tháng 3 - 4

 

Một bộ hồ sơ bao gồm:

(1) Application Form

(2)  Bachelor's Degree

(3)  Transcript of Records

(4)  High School Diploma (một số trường và tổ chức tại Đức yêu cầu) và chứng chỉ APS của ĐSQ Đức

(5)  Curriculum Vitae

(6)  Motivation Letter/Research Proposal

(7)  Ảnh chụp Passport trang thông tin cá nhân

(8)  Tài liệu giải thích hệ thống chấm điểm Việt Nam quy đổi sang hệ Mỹ và châu Âu

(9)  Letter of Recommendation (1 – 3)

(10) Chứng chỉ ngôn ngữ

(11) Chứng chỉ standardized test

(12) Các chứng chỉ, bằng khen, bằng chứng về học thuật, hoạt động ngoại khóa, thành tích khác.

(13) Các yêu cầu khác của mỗi trường (ví dụ: bài luận)

Các mục in đậm là bắt buộc.

Mục 1: các bạn đọc kỹ application procedures, download form của trường và điền đầy đủ thông tin. Chú ý địa chỉ điền bằng tiếng Việt không dấu.

Mục 4: Chứng chỉ APS là bắt buộc nếu bạn muốn du học ở Đức mà bằng cấp gần nhất của bạn xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ, vì bằng giả ở các nước này quá nhiều, sang ăn bám quá đông. APS có 2 đợt: nộp tháng 8 - tháng 11 phỏng vấn và nộp tháng 2 - tháng 5 phỏng vấn. Thông tin chi tiết xem tại website của ĐSQ Đức tại Hà Nội.

Mục 5: tốt nhất bạn nên viết theo mẫu EuroPass CV.

Mục 6: giới hạn trong 1000 từ đối với Motivation Letter và 5000 từ đối với Research Proposal

Mục 7: Hãy làm passport sớm tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an, 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Chi phí 200.000VND, thời gian 20 ngày.

Mục 9: nếu có thể xin giáo sư có tầm ảnh hưởng quốc tế là tốt nhất, không thì giáo sư, tiến sĩ người Việt có uy tín (và cả chức danh cao). Có 2 kiểu: gửi qua email và gửi kèm bộ hồ sơ. Nếu bạn chọn cách sau, nhớ sau khi xin chữ ký thì xuống văn thư trường đóng dấu (nếu xin được của thầy cô ban giám hiệu), rồi đem ngược lên xin thầy cô ký tên niêm phong vào phong bì (của trường), và lại xuống đóng dấu. Mỗi trường ở ta đều có mẫu trình bày văn bản và header – footer riêng, cần chú ý tuân thủ. Một số trường ở Tây sẽ có form reference riêng (K.U. Leuven, Frankfurt am Main...)

Mục 10: Để có thể thoải mái lựa chọn, hãy cố gắng được trên 7.0 IELTS (học trước thời điểm nộp hồ sơ tối thiểu 6 tháng) và kiếm được chứng chỉ tiếng bản xứ thì càng tốt. Đức, Áo nói tiếng Đức, Thụy Sĩ nói tiếng Đức phiên bản riêng, Phần Lan nói tiếng Phần và Bỉ nói tiếng Pháp (55%) – Hà Lan (40%) – Đức (5%).

Mục 11: Nhiều chương trình học cao học ở châu Âu rất ưa thích GMAT/GRE, đặc biệt khi bằng cấp của Việt Nam không có danh tiếng gì trên thế giới thì GMAT/GRE được đánh giá cao hơn. Hãy cố gắng tối thiểu 600/800 GMAT trở lên để có thể được vào trường tốt. GMAT có thể tự học được, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần, phần Quantitative tương đối dễ đối với sinh viên Việt Nam khi mà cao nhất cũng chỉ đến toán tổ hợp, phần Verbal khó hơn IELTS rất rất nhiều lần!

Mục 12: nếu bạn học thiên về nghiên cứu (MSc) thì có giải các cuộc thi học thuật, nghiên cứu khoa học sẽ làm hồ sơ đẹp lên. Nếu bạn muốn học các ngành chú trọng về Business (đặc biệt là MBA) thì các hoạt động ngoại khóa, thể hiện khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành dự án… sẽ là yếu tố rất quan trọng. Có một số ngành "con lai", dạng như MSc. International Business, Management, hoặc ngành Business Economics mà mình chuẩn bị theo học.

 

Tất cả các tài liệu có dấu đỏ đều phải trải qua quy trình như sau:

(A) Công chứng tại UBND phường/xã bất kỳ (2.000VND/bản)

(B)   Công chứng tại cửa tư pháp – hộ tịch UBND quận/huyện bất kỳ (2.000VND/bản)

(C)   Dịch và chứng thực bản dịch tại cửa tư pháp – hộ tịch UBND quận/huyện bất kỳ (10.000VND/bản)

(D)   Chứng thực/hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam, 40 Trần Phú, Hà Nội (30.000VND/bản) (không cần đối với Phần Lan)

(E) Hợp pháp hóa tại Đại sứ quán sau khi chứng thực/hợp pháp hóa lãnh sự (áp dụng đối với Bỉ, 15EUR/tem và Áo, 40EUR/tem)

Quy trình đối với từng loại tài liệu cụ thế:

(I) Tài liệu tiếng Anh: B – D – E

(II) Tài liệu song ngữ Anh – Việt: A – D – E

(III) Tài liệu tiếng Việt:

Cách 1 (áp dụng đối với Bỉ, Áo): A – D – C (dịch toàn bộ từ bản đã chứng thực lãnh sự) – D – E

Cách 2 (nhanh hơn, áp dụng đối với Đức, Thụy Sĩ): A – C (bản riêng, không cần dịch từ bản công chứng) – D (đối với cả bản công chứng và bản dịch).

 

Yêu cầu đối với mục C là người dịch phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh tại Việt Nam hoặc tốt nghiệp đại học tại các nước nói tiếng Anh. Nếu giấy tờ của bạn nhiều, có thể tìm hiểu và nhờ bạn bè đứng ra ký hộ (tất nhiên, mình tự dịch). Nếu không thì phải ra trung tâm tư vấn du học với chi phí 70.000VND/mặt dịch, 20.000 – 30.000VND/bản dấu.

Do chi phí hợp pháp hóa tại đại sứ quán rất đắt nên bạn chỉ cần hợp pháp hóa 2 giấy tờ quan trọng nhất là bằng tốt nghiệp và bảng điểm. Nếu có thể bạn hãy xin trường bảng điểm bằng tiếng Anh. Một số trường có dịch vụ cấp bảng điểm tiếng Anh như ĐH Hà Nội, Bách Khoa, Ngoại Thương...

 

Hãy kiểm tra thật kỹ bộ hồ sơ trước khi gửi, đính kèm mục lục để trường có thể dễ dàng process. Nên làm sớm, gửi trước 1 tháng bằng đường thư bảo đảm để tiết kiệm chi phí (100 – 200). Nếu còn 1 tuần, tốt nhất bạn nên gửi qua chuyển phát nhanh. Worldcourier là một lựa chọn tốt, chi phí phải chăng (700 – 800/bộ hồ sơ). Không nên dùng DHL, UPS hay Fedex vì chi phí rất cao (gấp đôi). Thông thường trường sẽ không thông báo nếu nhận được hồ sơ, nhưng sẽ email nếu đã kiểm tra xong giấy tờ (trước khi đánh giá academic).

Thời gian xét duyệt từ khi nhận được hồ sơ là 1 – 8 tuần. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và làm việc hoặc tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để gửi trường khác.

 

Part 3 sẽ đề cập đến các vấn đề về học bổng, làm đẹp hồ sơ, liên hệ với trường, và các thủ tục sau khi nhận được Admission Letter.


Chi tiết xem thêm tại: http://sividuc.org/news/Master/Du-hoc-truong-top-400-the-gioi-gia-re-Part-2-3-Chuan-bi-ho-so-15586.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét